Với diện tích sinh cảnh trong VQG Bù Gia Mập như hiện nay khó có thể đảm bảo sự tồn tại lâu dài về sinh cảnh cho các loài động vật, dặc biệt là các loài thú lớn có
32
phạm vi hoạt động rộng như voi, hổ, bò tót …, mặt khác, các tác động tiêu cực đến đời sống của các loài động vật đôi khi không được kiểm soát chặt chẽ. Nhằm gia tăng diện tích bảo vệ các loài động vật, đặc biệt là các loài thú lớn, cần thiết phải mở rộng VQG đến những vùng rừng lân cận (rừng phòng hộ Đắk Mai). Về phía Đắc Nông, cần thiết phải thành lập Khu bảo tồn ở khu vực giáp ranh với VQG Bù Gia Mập đểđảm bảo sự liên tục của sinh cảnh cũng như giảm thiểu các tác động của con người. Ngoài khu rừng giáp ranh về phía đất bạn Cam Pu Chia, hiện có Khu bảo tồn Seima có diện tích rất lớn. Các nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) cho thấy mật độ đa dạng khu vực này rất cao, là nơi sinh sống của hổ, voi, bò tót và chà vá chân đen, vượn đen má vàng là những loài có tầm quan trọng toàn cầu. Do vậy, cần thiết phải xây dựng khu bảo tồn xuyên biên giới nhằm phối hợp một cách hiệu quả các hoạt động tuần tra bảo vệ và nghiên cứu khoa học cũng như tranh thủ sựủng hộ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức phi chính phủ như WCS và CI. Việc mở rộng diện tích Vườn quốc gia và thành lập khu bảo tồn xuyên biên giới cần có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước như Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Khu Bảo tồn thiên nhiên Seima, Viện Điều tra qui hoạch rừng, Các Viện nghiên cứu, Cục Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ban ngành liên quan. các cơ quan nước bạn, tổ chức phi chính phủ WCS, CI.