Những mối đe dọa trực tiếp

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề cá nhân môn: SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN Tiểu luận: “ĐA DẠNG SINH HỌC VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP GIÁ TRN VÀ BẢO TỒN” (Trang 32 - 33)

Theo báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn và kế hoạch quản lý điều hành Vườn quốc gia Bù Gia Mập của Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, hiện nay có 6 đe dọa trực tiếp đến tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn đó là:

(1) Săn bắt động vật hoang dã; (2) Khai thác gỗ trái phép; (3) Lửa rừng; (4) Thu hái LSNG và củi; (5) Phát triển cơ sở hạ tầng; (6) Thả rông gia súc.

Trong đó, đe dọa nghiêm trọng nhất là săn bắt động vật hoang dã do người dân địa phương thực hiện để tiêu dung và bán cho các nhà hàng, các tụ điểm buôn bán tại địa phương.

Tiếp đến là các đe dọa khác như khai thác gỗ trái phép: Các tác động khai thác lâm sản trái phép khu vực giáp ranh giữa Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và tỉnh Đắk Nông những năm trước đây, các loài cây gỗ quí hiếm như gõ đỏ, cNm lai, giáng hương bị khai thác, mặc dù số lượng ít, tuy nhiên các loài thực vật này có giá trị đa dạng rất cao, cây có đường kính lớn, tầng tán cao, song những tác động này sẽ làm ảnh hưởng đến sinh cảng sống của của nhiều loài động thực vật.

Xâm lấn đất rừng làm nông nghiệp: Khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia đặc biệt là phía tỉnh Bình Phước một diện tích nằm sát Vườn Quốc gia đã bị khai thác quá mức để sản xuất nông nghiệp, kéo theo sự định cư của con người làm thu hẹp sinh cảnh

29

sống của các loài động, thực vật. Chia cắt sinh cảnh: Việc xây dựng con đường tuần tra biên giới đi xuyên qua VQG đã làm mất một diện tích rừng đáng kể, đặc biệt làm cản trở sự di chuyển của nhiều loài động vật như Vượn đen má vàng, chà vá chân đen, voi, bò tót từ phía Vườn Quốc gia sang rừng Campuchia. Điều này làm cho các loài động vật rừng dễ bị tổn thương khi sinh cảnh bị chia cắt hoặc thu hẹp.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề cá nhân môn: SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN Tiểu luận: “ĐA DẠNG SINH HỌC VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP GIÁ TRN VÀ BẢO TỒN” (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)