- Tài chính thế chấp (từ 1993): Lãi suất thả nổi, khoảng 10%. Tỷ lệ vay từ 70-80% giá trị tài sản thế chấp, thời hạn vay từ 15-20 năm. Quy mô nhỏ so với các quốc gia trong khu vực. Nhìn chung, các sản phẩm thế chấp tại Việt Nam của các ngân hàng thương mại có mức độ chuẩn hóa cao, chi tiết. Chỉ có một ít sản phẩm tùy chỉnh được thiết kế cho những nhóm tiêu dùng mục tiêu cụ thể với tuổi đời, mức thu nhập và khả năng tiết kiệm khác nhau. Đặc biệt đối với khu vực không chính thức, ước tính khoảng 68% lực lượng lao động phi nông nghiệp bị hệ thống ngân hàng bỏ rơi (hạn chế). Hệ thống ngân hàng tỏ ra lưỡng lự đối với việc cho vay khu vực này do thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá thu nhập thực, chi phí dự kiến cho hoạt động thẩm định
và quản lý khoản vay của khách hàng thu nhập không chính thức cao và rủi ro mất khả năng chi trả cao.
- Gói kích cầu 30.000 tỷ: gói 30 nghìn tỉ (30.000 tỉ) là chương trình kích thích kinh tế diện rộng của Chính phủ Việt Nam, tập trung vào việc ổn định lĩnh vực nhà ở nói riêng và nền kinh tế nói chung. Gói kích cầu nhìn chung đã đạt được mục tiêu, nhưng chủ yếu chỉ có lợi cho các hộ trung lưu nằm trong lực lượng lao động chính thức và kéo theo những chi phí kinh tế lớn cho nhà nước, vì thế không thể bền vững về mặt tài chính. Trong một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng gây ra bởi mức tăng trưởng tín dụng lên đến đỉnh điểm 183% GDP, nợ xấu xấp xỉ 9% trong khối ngân hàng, giá nhà ở giảm từ 30% đến 40% từ mức đỉnh xuống đến đáy, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói 30 nghìn tỉ vào tháng 6 năm 2013 để giải quyết tình trạng cung cấp quá mức nhà ở cao cấp, sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, sự trì trệ trong xây dựng và kinh doanh bất động sản. Gói 30 nghìn tỉ có mục đích chuyển hướng các doanh nghiệp và ngân hàng ra khỏi việc xây dựng nhà ở thương mại cao cấp nặng tính đầu cơ và việc phát hành thế chấp chủ yếu dành cho tầng lớp thu nhập cao. Bằng cách khuyến khích và định hướng lại mối quan tâm của thị trường về phía nhu cầu thực từ tầng lớp tiêu dùng thu nhập thấp và trung bình, Chính phủ Việt Nam đã tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản và cho vay nhằm kích thích cả nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cùng xây dựng khung quản trị và pháp lý dành cho gói 30 nghìn tỉ. Trong khi Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý các tiêu chí điều kiện của người tiêu dùng, việc giải ngân các khoản vay và hiệu quả từ phía cầu thì Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm đối với các hoạt động tương tự ở phía cung. Lãi suất cố định cao nhất 6%, thời hạn vay tối đa 15 năm. Tỉ lệ vay từ 70-80% giá trị tài sản với các tiêu chí ngặt nghèo
Chương trình 30 nghìn tỉ chật vật với khối lượng hấp thu thấp và sự hoài nghi của thị trường trong năm đầu ra mắt do:
+ Các điều kiện thế chấp (phía cầu): giá tối đa của các bất động sản đủ điều kiện là 1,05 tỉ đồng trong trường hợp mua, xây dựng, mở rộng hay cải tạo nhà đối với những người mua chủ sở hữu và các nhà đầu tư để cho thuê. Những người đi vay đủ điều
kiện bao gồm: công chức, viên chức nhà nước và chính phủ; nhân viên của các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan cung cấp dịch vụ công và quân đội; các cá nhân có thu nhập thấp chưa có nhà ở hoặc có nhà với diện tích trung bình trên một người < 8 m2, là người có hộ khẩu thường trú hay tạm trú đều được nhưng phải đóng bảo hiểm xã hội trong 1 năm tại khu vực. Các sản phẩm tài chính có thời hạn vay tối đa là 15 năm và cần một khoản thanh toán ban đầu là 20%.
+ Các điều kiện đối với doanh nghiệp (phía cung): công trình đủ điều kiện phải được phân loại là nhà ở xã hội; công trình đủ điều kiện phải được sự chấp thuận bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền cùng với giấy phép xây dựng và khu đất đã giải phóng; các dự án thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội phải được sự chấp thuận của cơ quan chức năng; các sản phẩm tài chính yêu vốn doanh nghiệp bằng ít nhất 30%.
Chương trình 30 nghìn tỉ được giải ngân thông qua Ngân hàng nhà nước và tái cấp vốn đối với các tổ chức cho vay tham gia cùng với biên lợi nhuận của các ngân hàng sáp nhập. Cơ chế tái cấp vốn và trả nợ giữa Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng tham gia như sau:
+ Ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cả các khoản vay thế chấp và các khoản vay doanh nghiệp được giải ngân bởi các ngân hàng với lãi suất tái cấp vốn ưu đãi. Lãi suất ưu đãi được tính bằng 50% của lãi suất cho vay phổ biến của các ngân hàng và được khống chế ở mức 4,5% (dựa trên lãi suất trần 6% trừ đi 1,5% lợi nhuận của các ngân hàng). Lợi nhuận 1,5% mục đích là để trang trải các chi phí hoạt động và chi phí tín dụng của ngân hàng.
+ Định kỳ hàng tháng, ngân hàng tiến hành thu số tiền trả góp từ người vay (gốc và lãi) và sau đó trả phần gốc và lãi theo lãi suất tái cấp vốn của tháng trước cho Ngân hàng nhà nước.
+ Các ngân hàng được hưởng thời gian ưu đãi 3 năm đối với số tiền gốc, thời hạn thanh toán khoản vốn gốc đầu tiên là vào đầu năm thứ 4.
+ Ngân hàng nhà nước sẽ áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn phổ biến đối với số tiền chưa thanh toán.
Chi phí thực tế cuối cùng của gói 30 nghìn tỉ là rất khó để xác định do phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như các rủi ro lạm phát và rủi ro tự chủ. Các yếu tố này sẽ chi phối lợi nhuận của nợ công trong suốt thời kỳ thanh toán nợ 15 năm đối với các thế chấp được hỗ trợ bởi chương trình. Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu kho bạc tiền tệ nội địa trong 15 năm càng cao thì chi phí của chương trình và các khoản trợ cấp càng lớn. Với lãi suất hiện tại 7,75% của trái phiếu kho bạc tiền tệ nội địa trong 15 năm, chi phí trợ cấp tuyệt đối cho các khoản vay thế chấp và vay doanh nghiệp tương ứng là 23,8% và 7,1% của tổng số vốn
Chi phí tiềm ẩn của chương trình là các rủi ro đối tác từ 15 ngân hàng giao dịch. Rủi ro này là do cấu trúc yếu kém của khối lĩnh vực ngân hàng, đến từ nợ xấu, tỉ lệ an toàn vốn kém và tính thanh khoản yếu của một số ngân hàng nhỏ. Với thời hạn cho vay thế chấp dài 15 năm, những cuộc suy thoái kinh tế, suy thoái bất động sản trong tương lai sẽ làm suy yếu khả năng chi trả của các ngân hàng, đặc biệt đối với các ngân hàng gánh nhiều rủi ro từ doanh nghiệp. Ngoài ra còn có những rủi ro cố hữu do Ngân hàng nhà nước đóng vai trò vừa là chủ nợ của các ngân hàng vừa là bên cho vay cuối cùng.
Kết quả là gói 30 nghìn tỉ đã thành công trong việc định hướng các doanh nghiệp và các tổ chức cho vay hướng đến thị trường nhà ở giá hợp lý, nhưng kéo theo chi phí kinh tế lớn cho nhà nước và vì thế thiếu sự bền vững về mặt tài chính. Mặc dù vậy, gói 30 nghìn tỉ đã có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là sự dịch chuyển sự tập trung của ngành bất động sản từ các sản phẩm cao cấp mang tính đầu cơ sang phân khúc thu nhập trung bình khá và khá với nhu cầu nhà ở thực. Khi kết thúc, gói kích cầu 30 nghìn tỉ đồng sẽ hỗ trợ dự kiến 45.000 hộ gia đình vay thế chấp để mua, cải tạo hoặc xây dựng nhà ở và cấp vốn để xây dựng 65.000 căn nhà giá hợp lý. Tác động quan trọng khác bao gồm:
+ Tăng niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
+ Tăng cường cho vay thế chấp. Khối lượng cho vay thế chấp đã tăng trưởng đối với các ngân hàng tham gia (700% - 800% theo ghi nhận 1 trường hợp) và các doanh nghiệp dựa vào những khoản vay thế chấp đó để bán được hàng (100% khối lượng
trong quý 4 năm 2014 được bán bằng hỗ trợ cho vay thế chấp của chương trình 30 nghìn tỉ theo ghi nhận của 1 trường hợp).
+ Tăng khả năng chi trả và giảm rủi ro vỡ nợ. Sức mua của các hộ gia đình được tăng lên khoảng 100 đến 200 triệu đồng trong khi lãi suất cố định ở mức trần là 6% giúp tránh những rủi ro về biến động lãi suất.
+ Gia tăng xây dựng nhà ở với mức giá hợp lý. Trong số 34 dự án được cam kết vào tháng 11 năm 2014, một số căn có diện tích xấp xỉ 40 m2 và giá mua vào khoảng 350 triệu đồng, mức giá này là hợp lý đối với các hộ gia đình trung bình (khoảng 7 triệu đồng/tháng), lên phía trên với các căn có mức giá 1,05 tỉ đồng nhắm tới phân khúc thu nhập khá.
+ Giảm số lượng các dự án không hoàn thành và dự án trống bằng cách cho phép chuyển đổi các căn thương mại thành các căn nhà có giá hợp lý. Trong số 34 dự án đã được phê duyệt theo gói 30 nghìn tỉ, 13 dự án với tổng số 15.000 căn hộ (hoặc khoảng 50% tổng số căn hộ đã được phê duyệt) được chuyển đổi, cho phép các dự án bán được nhiều hơn hoặc thu hút được thêm vốn để hoàn thành.
- Tiền gửi tiết kiệm: 50-70% thị trường nhà ở thu nhập thấp tự xây.
- Vốn đầu tư FDI:
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng giá trị góp vốn FDI của nhà đầu tư nước ngoài trong quý I và II/2018 đạt 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tỷ trọng nguồn vốn rót vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 5,54 tỷ USD, chiếm 27,2% tổng lượng FDI đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong nửa đầu năm 2918, có khoảng 3,9 nghìn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thành lập mới. Báo cáo cho thấy số doanh nghiệp thành lập mới trong ngành kinh doanh bất động sản tăng mạnh nhất trong tất cả các lĩnh vực, so với cùng kỳ năm ngoài, đã tăng hơn 43,9%.
Vốn FDI tăng là tín hiệu tích cực đối với thị trường. Lượng vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản cách đây một thập kỷ chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng FDI chung vào Việt Nam. Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút được đầu tư từ nước ngoài sẽ giúp chuẩn hóa thị trường và tạo ra những giá trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó, rổ hàng hóa bất động sản Việt Nam sẽ dồi dào và đa dạng hơn trước.
Biểu đồ thể hiện lượng FDI theo từng năm giai đoạn 2006-Q1/2018 Thị trường nhà ở cao cấp - sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài:
- Hơn 10 năm trước, dòng vốn FDI chỉ tập trung ở phân khúc nhà ở cao cấp. Những tên tuổi đã rất quen thuộc trên thị trường như Keppel Land, Capitaland với các dự án bất động sản cao cấp đầu tiên tại Việt Nam như The Estella hoặc The Vista được đưa ra chào bán trên thị trường. Với tổng nguồn cung căn hộ cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh thời đó là khoảng 1.700 căn, trong đó có khoảng 1.000 căn đến từ các dự án có vốn FDI, rõ ràng đây là một tỷ trọng rất nhỏ so với cả một lượng dân số 6.85 triệu người theo thống kê Q4 2007.
- Dù nguồn cung tham gia thị trường của các dự án có vốn FDI không cao nhưng với mức giá bình quân 2.800 USD/m2 (tỷ giá 16.112 VND/USD) từ các dự án này, tăng 86% so với thời điểm mở bán cách đó một năm đã tạo ra sự mất cân bằng cung-cầu ảo đẩy mặt bằng giá vượt khả năng chi trả của người mua nhà có nhu cầu ở thực sự.
Xu hướng mở rộng dòng vốn FDI vào các phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân
- Cùng với sự phục hồi của thị trường bất động sản, có thể thấy, những thương vụ giao dịch được công bố trong 3 năm trở lại đây như nhà đầu tư Nhật Bản Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác cùng Nam Long, hoặc Sanyo Homes và
Tiến Phát, và gần đây nhất là liên doanh giữa Mitsubishi Corporation và Phúc Khang.
- Phân khúc đầu tư của các liên doanh đa dạng nhắm đến phân khúc căn hộ trung cấp và bình dân. Theo xu hướng này, có rất nhiều nhà đầu tư đang cân nhắc và sẵn sàng tham gia liên doanh, góp vốn với các chủ đầu tư Việt Nam có uy tín tốt. Lợi thế của các chủ đầu tư trong nước đó là sự thông hiểu về thị trường, hệ thống hành lang pháp lý, danh mục các bất động sản đã được xác lập, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực về vốn và kinh nghiệm phát triển dự án sẽ làm gia tăng giá trị dự án.
Vốn FDI vào bất động sản Việt Nam ngày càng đa dạng và có chất lượng hơn
- Trước tiên có thể đề cập đến một số yếu tố tích cực mà dòng vốn FDI tác động vào lĩnh vực BĐS trong những năm gần đây, đó là nguồn vốn FDI hiện nay đã đa dạng, phát triển các sản phẩm BĐS đã đa dạng hơn như: Bất động sản công nghiệp, nhà ở và chung cư cao cấp.
- Trước đây, nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung vào phân khúc nhà ở, nay phân khúc văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, khách sạn đang được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt chú ý. Tại các tỉnh, thành phố tập trung nhiều Khu công nghiệp, có sự chuyển dịch mạnh mẽ của dòng vốn FDI sang BĐS công nghiệp.
- Kiều hối:
Theo Dữ liệu Kiều hối thường niên mới cập nhật của Ngân hàng Thế giới (World Bank), kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay ước đạt 16,7 tỷ USD (chiếm 6,4% GDP), tăng nhẹ so với 16 tỷ USD của năm 2018.
Trong hai thập kỷ qua, kiều hối chuyển về Việt Nam tăng đều, từ mức hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2000 và chỉ giảm duy nhất vào năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Dự kiến trong năm 2019, Việt Nam nhận 16,7 tỉ USD kiều hối và nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Đây là thông tin được đưa ra tại Báo cáo kinh tế vĩ mô 11 tháng năm 2019 của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM, trong 9 tháng đầu năm, kiều hối chuyển về TP ước đạt 3,8 tỉ USD. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP, cho biết lượng kiều hối về TP sau 9 tháng đầu tiếp tục tăng 7% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Nhiều khả năng đến cuối năm nay khi người thân, Việt kiều ở nước ngoài có xu hướng gửi tiền về cho người thân, gia đình tăng cao, tổng lượng kiều hối đổ về TP dự kiến sẽ đạt khoảng 5 tỉ USD.
Theo ghi nhận của ngành ngân hàng, tỉ lệ kiều hồi đổ vào bất động sản vào khoảng 21-22%, chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Như vậy, với sự ổn định của dòng tiền này trong những năm qua vào khoảng 11-12 tỷ USD mỗi năm, bất động sản hút dòng tiền này vào khoảng 2,5 tỷ USD.
Lượng Việt kiều đầu tư bất động sản trong các dự án doanh nghiệp làm chủ đầu tư