Giải pháp về chính sách đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài trợ phát triển nhà ở (taì chính phát triển) (Trang 36 - 37)

- Đầu tư từ ngân sách Nhà nước: vốn Nhà nước đầu tư không nhằm mục đích bao cấp mà là hỗ trợ ban đầu cho phát triển nhà ở. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính và hạ tầng xã hội, ưu tiên đầu tư hỗ trợ cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đi liền với các dự án phát triển nhà ở. Đầu tư cho việc duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp quỹ nhà ở do Nhà nước đang quản lý. Đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng.

- Đầu tư từ các doanh nghiệp: Đa dạng hoá các dự án phát triển nhà ở để thu hút nhiều loại vốn đầu tư như: Lập các dự án xây dựng nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp, người trung lưu, người có thu nhập cao với đầy đủ các hình thức: bán đứt, bán trả góp, cho thuê. Đặc biệt, cần xây dựng các dự án thu hút nguồn vốn vay ưu đãi

của nước ngoài và các tổ chức quốc tế, vốn ODA…thí điểm phương thức BOT (chủ đầu tư bỏ vốn thi công, khai thác và sau đó chuyển giao dự án) về nhà ở. Có chính sách yêu cầu dự án đầu tư nước ngoài cam kết đảm bảo nhà ở cho cán bộ nhân viên làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, bằng các biện pháp thích hợp như đầu tư nhà ở kèm theo dự án, góp vốn cho quỹ nhà ở thành phố để xây nhà.

- Nguồn tài chính của các cá nhân có nhu cầu về nhà ở: Các hộ có thu nhập thấp khả năng tích luỹ rất hạn hẹp phần lớn nguồn tài chính để đầu tư cho nhà ở thường được vay từ các cơ quan tài chính hoặc các chủ tư nhân. Thu nhập chính của người thu nhập thấp là lương. Nên có chính sách bắt buộc trích phần trăm tiền lưong dành cho tiết kiệm nhà ở.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài trợ phát triển nhà ở (taì chính phát triển) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w