Quản lý các yếu tố thủy lý, thủy hóa ổn định và thích hợp

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng và trị một số bệnh ở cá nước ngọt (Tập 1) (Trang 26 - 28)

1. Kiểm soát môi trường nuôi

1.5. Quản lý các yếu tố thủy lý, thủy hóa ổn định và thích hợp

Nhiệt độ nước

Chọn mùa vụ nuôi thích hợp cho từng đối tượng, tuy nhiên cũng có trường hợp nuôi trái mùa như: cá rô phi nuôi vào mùa đông ở miền Bắc thì cần có biện pháp trú đông như dựng bạt che đậy ao, thắp bóng đèn…

Đảm bảo độ sâu của ao nuôi để duy trì sự ổn nhiệt trong các mùa quá nóng hay quá lạnh. Ở các trại sản xuất, nơi có sử dụng các thể tích nuôi nhỏ có thể sử dụng các hệ thống nâng nhiệt về mùa đông và làm mát vào mùa hè, tuy nhiên quá trình nâng nhiệt

phải được thực hiện từ từ tránh gây hiện tượng sốc nhiệt.

Nâng cao thành phần lipit trong khẩu phần thức ăn vào mùa đông để cá nuôi tăng khả năng chống chịu với nhiệt độ thấp, ngăn chặn stress xảy ra do sốc nhiệt.

Độ trong của nước

Dùng phân hữu cơ, phân vô cơ hoặc phân vi sinh để gây màu nước trước khi thả nuôi. Đối với hệ thống nuôi thâm canh năng suất cao, có thể dùng chế phẩm vi sinh để cung cấp thường xuyên và đầy đủ muối dinh dưỡng và CO2 cho tảo phát triển ổn định. Trong trường hợp độ trong quá thấp do tảo phù du phát triển mạnh, cần thay một phần nước (nếu điều kiện cho phép) hoặc có thể dồn tảo về 1 góc ao cuối gió, dùng formol (nồng độ 4 - 10ml/m3) để nhằm diệt bớt tảo tại góc đó. Tiếp đến dùng quạt nước đảo nước để đưa môi trường về trạng thái ổn định.

Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Đối với ao nuôi cá áp dụng hình thức nuôi thâm canh cần sử dụng quạt nước hay sử dụng hệ thống phun nước để duy trì chỉ số DO thích hợp và ổn định. Trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng một số loại hóa chất (như H2O2) cho vào môi trường nước để tăng hàm lượng oxy trong khoảng thời gian ngắn.

Kiểm soát tốt sự phát triển của tảo nói riêng và thực vật phù du nói chung trong ao nuôi bằng các biện pháp nêu trên (quản lý độ trong).

Độ pH của nước ao

Độ pH trong ao cao hay thấp phụ thuộc vào pH nguồn nước cấp vào ao, pH tiềm năng của đáy ao, sự phân hủy các chất lắng đọng do vi sinh vật, hoạt động hô hấp của vi sinh vật trong ao đồng thời sự quang hợp của tảo làm pH biến động theo chu kỳ ngày đêm. Do vậy để quản lý tốt pH nằm trong ngưỡng thích hợp và ổn định cần áp dụng một số phương pháp sau:

Tránh xây dựng ao ở vùng có pH tiềm năng quá cao hay thấp quá.

Trong các đợt tẩy dọn ao cần sử dụng vôi nung CaO hoặc vôi tôi Ca(OH)2 để tăng pH đáy ao.

Ổn định sự phát triển của thực vật phù du trong ao nuôi ở mức thích hợp nhằm để ổn định pH theo ngày đêm.

Khí Ammoniac - NH3

Giảm ô nhiễm hữu cơ từ nguồn thức ăn dư thừa, từ chất thải trao đổi chất của vật nuôi và từ xác tảo tàn.

Có thể định kỳ dùng một số thuốc sát trùng có tính oxy hóa cao để khử đi một lượng khí độc sản sinh ra trong ao nuôi (Iodine, BKC hoặc HO . Trong trường hợp khẩn cấp

28

và điều kiện cho phép, có thể tháo một phần nước trong ao và cấp bù thêm nước mới.

Hydrosunfure - H2S

Nồng độ H2S trong ao nuôi cá cao hay thấp phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường, đặc biệt là độ pH trong nước. Nếu pH cao thì hàm lượng H2S thấp và ngược lại nếu pH thấp thì H2S cao, do vậy để quản lý được hàm lượng H2S phù hợp trong ao thì cần quản lý độ pH phù hợp.

Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu

Tránh nước chảy từ các ruộng lúa vào ao nuôi cá, ngoài ra không lấy nước vào ao nuôi ngay sau khi có trận mưa to để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Với những mô hình nuôi thả ghép cá - lúa nếu phải dùng thuốc trừ sâu cần tính toán lượng thuốc dùng và khả năng che chắn của lá lúa để ít ảnh hưởng đến cá nuôi nhất.

Đối với các hộ nuôi cá trắm cỏ, cần rửa cỏ trước khi thả xuống ao cho cá ăn.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng và trị một số bệnh ở cá nước ngọt (Tập 1) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)