4.1. Nuôi ghép
• Việc nuôi ghép nhiều loài cũng là một biện pháp phòng bệnh cho ĐVTS bởi vì khi nuôi ghép thì mật độ nuôi của mỗi loài giảm, mỗi một loài các có khả năng miễn dịch đối với một số bệnh.
• Nuôi ghép nhiều loài cá vừa tận dụng được nguồn thức ăn, không gian sống rộng rãi lại phòng bệnh tốt. Tỷ lệ ghép và loài ghép không thích hợp sẽ gây ra hiện tượng tranh giành thức ăn cá sẽ bị gầy đi.
• Trong các thuỷ vực nuôi ghép những loài cá nào và mật độ bao nhiêu căn cứ vào độ sâu, chất nước, thức ăn, tính ăn của cá, việc chăm sóc, quản lý cũng như trang thiết bị.
• Nuôi ghép tránh ô nhiễm môi trường, kéo dài thời gian cải tạo ao nuôi.
• Lựa chọn loài cá nuôi: Chọn nuôi ghép các loài cá có tính ăn khác nhau, không cạnh tranh về không gian sống, về thức ăn. Cá sống ở tầng nước khác nhau trong một ao sẽ tận dụng được nguồn thức ăn (kể cả thức ăn sẵn có trong nước và thức ăn bổ sung) ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng nhau chung sống và phát triển giữa các loài cá”. Hiện nay các loài cá được nuôi phổ biến như: cá Mè (sống ở tầng nước trên và thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du); cá Trắm cỏ (ưa sống nước trong sạch, sống ở tầng giữa gần bờ, ăn cỏ, rau, rong, bèo...); cá Trôi gồm cá Trôi Việt Nam, trôi Ấn độ, Mrigan (ưa sống ở tầng giữa và dưới, ăn tạp mùn bã hữu cơ, côn trùng, ấu trùng...); cá Rô phi (là loài ăn tạp song chủ yếu là mùn bã hữu cơ, thức ăn nhân tạo); cá Chép (thích sống ở tầng đáy, ăn động vật đáy như giun, ấu trùng, côn trùng, thóc ngâm, khô dầu, bã đậu...)
Ví dụ: một số công thức nuôi ghép có thể ứng dụng Mật độ thả nuôi: 2 con/m2
+ Lấy cá trắm cỏ làm chính
32
4.2. Nuôi luân canh
Cơ sở khoa học của việc nuôi luân canh:
• Trong quá trình nuôi, mầm bệnh và nhiều chất thải được tích tụ lại trong ao do đó nguy cơ gây bệnh cho vụ sau rất cao, đặc biệt là khi cải tạo ao không tốt.
• Dựa vào đặc tính mùa vụ của các đối tượng nuôi, việc nuôi xen canh sẽ giúp cho đối tượng nuôi mới không bị nhiễm những mầm bệnh từ vụ trước.
Ví dụ: Một ao nuôi baba nhiều vụ, dưới đáy ao sẽ tích luỹ nhiều chất thải gây ô nhiễm, xuất hiện sinh vật bám đơn bào như: Zoothamnium, Epistylis... Sau chu kỳ nuôi baba chúng ta nên nuôi các loài cá ăn thức ăn là động vật, thực vật phù du và sinh vật bám (mè, trôi, rô phi..).
4.3. Khác
Xác định mật độ cá thả nuôi phù hợp, mật độ thả cá khác nhau giữa các cỡ và loài cá khác nhau. Tuy nhiên có thể dao động theo mật độ thả sau:
- Đối với ương nuôi cá bột lên cá hương (diện tích ao từ 500 - 1000m2). Mật độ thả ương từ 250 - 400 con/m2.
- Đối với giai đoạn nuôi thương phẩm`
+ Lấy cá rô phi làm chính