Khi cá trong ao nuôi bị bệnh, cần tiến hành kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh để từ đó đưa ra hướng trị bệnh phù hợp và hiệu quả. Phương pháp trị bệnh tùy thuộc vào tình hình của bệnh và khả năng hiện có của cơ sở nuôi, sản xuất. Có một số phương pháp trị bệnh sau:
- Tắm cá:
+ Phương pháp này có tác dụng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra hoặc do ngoại ký sinh (ở da và mang).
+ Số lượng hóa chất, thuốc được sử dụng thường có nồng độ cao đủ để diệt được ký sinh trùng, nấm... nhưng không gây sốc trầm trọng cho cá.
+ Thời gian trị bệnh được xác định rõ ràng trong 15 phút đến 1 giờ với điều kiện có sục khí tốt.
+ Cần theo dõi liên tục phản ứng của cá để tránh hiện tượng quá liều (liều thuốc cao, hay thời gian xử lý lâu).
- Phun thuốc xuống ao:
+ Sử dụng phương pháp này trong điều kiện không gom cá lại được. Phương pháp sử dụng để phòng và trị các bệnh ngoại ký sinh.
+ Ưu điểm của phương pháp là ít tốn sức lao động, cá không bị sốc do thao tác sang cá, chuyển cá.
+ Nhược điểm của phương pháp là tốn nhiều thuốc và cần tính chính xác thể tích nước ao nuôi để tránh cá bị ngộ độc thuốc.
- Trộn thuốc vào thức ăn:
+ Phương pháp áp dụng đối với bệnh do vi khuẩn, bệnh nội ký sinh. + Sử dụng phương pháp này khi cá bệnh còn có khả năng bắt mồi.
+ Lượng thức ăn trộn thuốc nên ít hơn bình thường, để đảm bảo chắc chắn lượng thuốc được cá ăn hết.
- Tiêm thuốc:
+ Phương pháp này áp dụng cho cá bố mẹ hoặc các loài cá quý hiếm. + Phương pháp áp dụng trị bệnh nội ký sinh, bệnh vi khuẩn.
36
- Khác : Ngoài các phương pháp trị bệnh phổ biến trên còn có 1 số phương pháp khác như bơm thuốc vào hầu qua miệng hoặc bôi thuốc trực tiếp lên vết thương của cá.