Một số giải pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí (Trang 40 - 44)

d. Công tác đào tạo, giáo dục, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở một số cơ quan báo chưa tốt.

3.2.Một số giải pháp cụ thể.

3.2.1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí.

Báo chí là một trong số ít những ngành được Nhà nước đặc biệt chú trọng, quan tâm. Rất nhiều các nghị quyết, chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm quản lí có hiệu quả hoạt động báo chí. Luật Báo chí cũng đã đi vào cuộc sống, gần gũi và gắn bó với hoạt động báo chí. Tất cả các chính sách, văn bản qui phạm pháp luật đó cần được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Muốn vậy, cần phổ biến, giáo dục và chỉ đạo sát sao công tác thực thi của các toà soạn báo, các nhà báo và công dân, để chính sách, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống.

3.2.2. Bổ sung một số nội dung mới của Chiến lược thông tin quốc gia năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; hoàn chỉnh qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí.

Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, khẩn trương lập Đề án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo chí trong cả nước, của từng bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị theo hướng hợp lí,

tinh gọn, thiết thực, hiệu quả.

Phân chia các cơ quan báo chí thành 2 bộ phận tuỳ theo tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ: bộ phận “thông tin tuyên truyền” và bộ phận “thương mại”. Bộ phận thông tin tuyên truyền được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhất là báo, đài cuẩ các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị- xã hội. Bộ phận thương mại hoạt động như các doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp cho ngân sách.

Kiên quyết xử lí, thu gọn các báo, tạp chí xét thấy không cần thiết, nội dung trùng lặp, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc để sai phạm kéo dài.

Sắp xếp lại hệ thống phát thanh, truyền hình, tăng cường quản lí nội dung và tài chính của các đài truyền hình cáp, truyền hình trả tiền.Từng bước xoá bỏ bao cấp ở hầu hết các cơ quan báo đài trừ một số đơn vị làm nhiệm vụ công ích mang tính đặc thù.

3.2.3. Bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản qui pham pháp luật liên quan.

Xem xét, lấy ý kiến giới báo chí, các cơ quan, ban ngành hữu quan để kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí, các văn bản qui pham pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí, xây dựng chế tài đủ mạnh để vừa tạo điều kiện cho báo chí phát triển đúng hướng, vững chắc, vừa xử lí kịp thời, dứt điểm các sai phạm, nhất là các sai phạm lớn, lặp đi lặp lại kéo dài.

Chuẩn bị hành lang pháp lí đầy đủ trước khi cho phép thành lập tập đoàn báo chí.

Xây dựng qui chế người phát ngôn báo chí.

Nghiên cứu để Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Hội Nhà báo Việt Nam ban hành thẻ hành nghề báo chí / qui ước hành nghề báo chí (như một số nước đã làm) trong đó cơ quan quản lí Nhà nước về hoạt động báo chí hay tổ chức của những

người làm báo qui định / qui ước với nhau: khi hành nghề, nhà báo, hội viên Hội Nhà báo vi phạm pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp, bị cơ quan báo chí này loại bỏ thì cơ quan báo chí khác không sử dụng, thậm chí, có thể bị cấm hành nghề lâu dài.

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lí báo chí và cán bộ báo chí.

Yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lí báo chí phải am tường về chuyên môn, thấm nhuần tư tưởng về chuyên môn, thấm nhuần tư tưởng chính trị và đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Đề cao việc bồi dưỡng, tự đào tạo, đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ này.

Thực hiện tốt qui chế bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí theo hướng: cơ quan chủ quản đề nghị, cơ quan chỉ đạo, quản lí của Đảng và Nhà nước về báo chí xem xét, hiệp y; cơ quan chủ quản ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trực tiếp.

Cơ quan báo chí xây dựng qui chế tuyển dụng, đào tạo, bố trí, đề bạt, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật cán bộ, phóng viên, nhân viên trong cơ quan mình theo qui định của pháp luật và một số qui định cụ thể của Đảng.

Nâng cao chất lượng đào tạo báo chí ở ba trung tâm đào tạo báo chí trong cả nước là Học viện báo chí tuyên truyền ( Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Khoa Báo chí, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Báo chí, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).

3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lí báo chí và cơ quan chủ quản báo chí.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giao ban báo chí hàng tuần; giao ban giữa cơ quan chỉ đạo, quản lí công tác báo chí với cơ quan chủ quản báo chí, định kì 3

tháng / lần; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc giao ban giữa cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí dưới quyền.

Tăng cường sự quản lí của Nhà nước, cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí nhất là ở các cơ quan báo chí đang có số lượng phát hành lớn,phạm vi rộng, tác động đến đông đảo công chúng.

* * *

Tiểu kết chương 2:

Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí ở nước ta được sắp xếp từ Trung ương tới địa phương như hiện nay là phù hợp với đặc thù của nền báo chí nước ta. Điều này đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống dưới trong việc phân cấp quản lí. Đây không phải là công việc của một cơ quan, đơn vị, mà là công việc chung, liên đới tới nhiều cơ quan. Do vậy, để báo chí hoạt động tốt nhất thiết cần phải có sự bắt tay thống nhất của tất cả các cơ quan hữu quan trên cơ sở hướng tới mục đích làm cho báo chí phát triển.

Thực tiễn quản lí báo chí ở nước ta hiện nay là chưa xứng tầm với sự phát triển nhanh chóng của báo chí, đồng thời chưa giải quyết được một cách triệt để những bất cập, yếu kém trong hoạt động báo chí. Thực tế đó đòi hỏi hơn bao giờ hết phải tăng cường, nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước đối với báo chí theo những đường hướng và bước đi thích hợp.

Trong thời gian tới, với những nỗ lực của Nhà nước trong việc hoạch định và quản lí hoạt động báo chí, chắc chắn hoạt động báo chí của nước ta sẽ có nhiều khởi sắc, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí (Trang 40 - 44)