Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí (Trang 27 - 29)

1.1. Chính phủ thống nhất quản lí Nhà nước về báo chí.

Điều 109, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ thống nhất việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực bộ máy Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân. Chính phủ thống nhất quản lí hoạt động báo chí và phân công quản lí báo chí cho các Bộ, Ban, Ngành cấp dưới nhằn thực hiện quản lí thông suốt từ Trung ương tới địa phương.

Thực hiện vai trò quản lí vĩ mô nền báo chí, Chính phủ ban hành các Nghị định Qui định chi tiết thi hành Luật báo chí, các văn bản pháp qui về báo chí và giám sát việc thực thi Luật báo chí trong cuộc sống. Thủ tướng Chính phủ kí ban hành các chỉ thị mang tính hoạch định, chiến lược phát triển báo chí cũng như quản lí báo chí.

Trong hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí, Chính phủ giữ vai trò trung tâm, đầu não. Song để việc quản lí báo chí thực chất hơn, chuyên sâu hơn và bám sát thực tiễn hơn, Chính phủ phân công trách nhiệm cho các cơ quan cấp dưới.

1.2. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở Trung ương.

Bộ Văn hoá- Thông tin là cơ quan chức năng thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao trách nhiệm trực tiếp quản lí Nhà nước về báo chí. Nhiệm vụ chính của

Bộ Văn hoá- Thông tin là tổ chức thực hiện các hoạt động của báo chí trong khuôn khổ luật pháp, tham mưu cho Nhà nước trong việc lập qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí, trực tiếp quản lí hoạt động báo chí của các toà soạn báo…

Bộ Văn hoá- Thông tin giao cho Cục Báo chí thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về báo chí trong cả nước.

Tuy nhiên, quản lí Nhà nước về báo chí không chỉ thuộc quyền hạn và trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin mà còn liên đới với các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác thuộc Chính phủ. Sự phân công quản lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí chủ yếu do đặc thù của từng loại hình báo chí. Với hệ thống phát thanh, truyền hình, Bộ Văn hoá - Thông tin quản lí Nhà nước về hoạt động báo chí, Bộ Bưu chính - Viễn thông quản lí về đường truyền, hệ thống thu phát sóng, về tần số và máy phát vô tuyến điện. Với báo mạng Internet cũng tương tự, nhưng thêm vào đó, Bộ Công an là cơ quan quản lí Nhà nước về an ninh mạng, Bộ Bưu chính - Viễn thông quản lí về đường truyền. Do vậy, giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ luôn cần có sự thống nhất và chia sẻ trách nhiệm quản lí Nhà nước của mình đối với hoạt động báo chí.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ ở nước ta phần nhiều còn là cơ quan chủ quản của các toà soạn báo cụ thể. Điều 12, Chương 4, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ghi rõ: “Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí”. Theo đó, cơ quan chủ quản của báo Giáo dục và thời đại là Bộ Giáo dục và đào tạo; báo Quân đội nhân dân là Bộ Quốc phòng; báo Pháp luật là Bộ Tư pháp…Các Bộ, cơ quan ngang Bộ này cần phối hợp với Bộ Văn hoá- Thông tin trong việc quản lí báo chí, ngoài ra cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, trực tiếp chỉ đạo, quản lí cơ quan báo chí trực thuộc… Trong hệ thống quản lí này, Bộ Văn hoá- Thông tin giữ vai trò trung tâm.

1.3. Cơ quan quản lí nhà nước về báo chí ở địa phương.

chí: “Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lí Nhà nước về báo chí trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ”.

Uỷ ban nhân dân thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. Sở Văn hoá- Thông tin Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố thực hiện chức năng quản lí báo chí ở địa phương theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân và theo qui định của pháp luật.

Cơ quan trực tiếp quản lí báo chí ở địa phương thường là Phòng Báo chí- Xuất bản thuộc Sở Văn hoá- Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Do hệ thống báo chí ở nước ta được sắp xếp tới cấp huyện, nên Uỷ ban nhân dân cấp huyên, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh sẽ quản lí báo chí ở địa phương mình. Phòng Văn hoá - Thông tin trực tiếp thay mặt Uỷ ban nhân dân quản lí báo chí, mà ở đây là hệ thống Đài phát thanh- truyền thanh cấp huyện. Phòng Văn hoá - Thông tin có thể cử một cán bộ chuyên trách mảng này mà chủ yếu là quản lí đài phát thanh của huyện.

Ở xã, phường, thị trấn có tồn tại hệ thống truyền thanh. Các Đài truyền thanh ở đây chủ yếu thu phát sóng từ các đài cấp trên, hoặc tự sản xuất một số chương trình phát thanh, đa số là đọc các thông báo chỉ dẫn những chính sách của cấp trên hoặc công việc của địa phương mình. Ở cấp xã, thường là đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách Văn xã quản lí Đài truyền thanh và giao trách nhiệm cho một hoặc vài người phụ trách đài truyền thanh này.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí (Trang 27 - 29)