Nâng cao hiệu lực quản lí Nhà nước về báo chí trong thời kì mới.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí (Trang 37 - 38)

3.1. Yêu cầu thực tế.

3.1.1. Sự phát triển vượt bậc của báo chí Việt Nam.

Tính đến tháng 7 năm 2006, cả nước có gần 620 cơ quan báo chí, hơn 803 ấn phẩm, sản phẩm báo chí, bao gồm: 172 báo, 448 tạp chí; 67 đài phát thanh- truyền hình (2 đài quốc gia), hơn 600 đài TT- TH cấp huyện, 88 báo điện tử và hàng ngàn trang tin, bản tin của các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan, xí nghiệp….

Hơn 13000 người đã được cấp thẻ nhà báo, hàng trăm người đang trong diện xét cấp thẻ, hàng ngàn người làm việc trong các cơ quan báo chí, gắn bó với nghề báo và sống bằng nghề báo.

So với thời kì trước đổi mới, báo chí nước ta đã có bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt: tăng loại hình và số lượng cơ quan báo chí; số đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, chương trình; tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng chất lượng in ấn, phát sóng; tăng số lượng nhà báo, đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí.

Với sự phát triển đa dạng như vậy, đòi hỏi nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước đối với hoạt động báo chí là cần thiết nhằm đưa báo chí nước ta phát triển đúng hướng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Thành quả mà báo chí nước ta đã đạt được trong thời gian qua là đáng ghi nhận. Tuy vậy, những yếu kém, khuyết điểm cũng song hành tồn tại, có lúc, có mặt ngày càng trầm trọng, biểu hiện cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí (Trang 37 - 38)