Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại toà án

Một phần của tài liệu Đề tài " ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu VALVE tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp và xây dựng Hà Nội " pptx (Trang 41 - 46)

II. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

4. Phương thức giải quyết tranh chấp

4.2.4. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại toà án

Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế tại Toà án là một trong những phương thức giải quyết được quy định trong pháp luật của nhiều nước

trên thế giới cũng như pháp luật Việt nam. Thực tế cho thấy rằng chưa có một Toà án quốc tế nào giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thương mại quốc tế mà chỉ có thể giải quyết tại Toà án củ một quốc gia nào đó theo quy tắc tố tụng của pháp luật quốc gia đó.

Việc chọn lựa Toà án nước nào đó để giải quyết tranh chấp là do sự thảo thuận của các bên có tranh chấp. Khi lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết tranh chấp, các bên cần lưu ý đến thẩm quyền của Toà án được lựa chọn, tính khách quan của Toà án được chọn đối với các chủ thể có tranh chấp, hiệu lực thi hành bản án ở các nước có liên quan đến vụ kiện, thời gian xét xử vụ kiện, mức án phí…

a. Tổ chức và thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết tranh chấp Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước ta. Theo Luật Tổ chức Toà án nhân dân do Quốc hội thông qua ngày 02/04/2002, Toà án nhân dân xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 01).

Hệ thống Toà án nhân dân ở nước ta bao gồm:

- Toà án nhân dân tối cao

- Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc TW (gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh)

- Các Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện)

- Các Toà án quân sự - Các Toà án do luật định

- Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt

+ Khởi kiện và thụ lý vụ án kinh tế

Người làm đơn phải làm đơn với những nội dung theo quy định của pháp luật yêu cầu Toà án kinh tế giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinhtranh chấp, trừ trường hợp phải có quy định khác. Đơn kiện phải do nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn ký. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn

Thụ lý vụ án là việc Toà án chấp nhận đơn của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý vụ án của Toà án. Toà án thụ lý vụ án khi có đủ các điều kiện sau: (Người khởi kiện có quyền khởi kiện, đơn khởi kiện đúng thời hiệu khởi kiện, sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đó, sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài).

Toà án thấy sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án mình thì thông báo cho nguyên đơn biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày được thông báo, nguyên đơn phải nộp tạm ứng lệ phí theo quy định và Toà án vào sổ thụ lý vụ án.

+ Chuẩn bị xét sử vụ án kinh tế

Đây là giai đoạn Toà án tiến hành những công việc để đưa cụ án ra xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử là 40 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án phức tạp thì thời hạn đó không quá 60 ngày. Trong thời hạn đó, Toà án phải tiến hành các công việc sau: (thông báo việc kiện cho bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết nội dung đơn kiện, xác minh, thu thập chứng cứ).

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định (Công nhận sự

thoả thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án; đưa vụ án ra xét xử)

Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết dịnh đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng

+ Phiên toà sơ thẩm

Phiên toà sơ thẩm được tiến hành dưới sự điều khiển của một Hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và một hội thẩm nhân dân, với sự có mặt của các đương sự, kiểm sát viên (Nếu Viện kiểm sát có yêu cầu tham gia phiên toà), người làm chứng, người giám định, người phiên dịch (nếu sự có mặt của người này là không thể thiếu được)

+ Thủ tục phúc thẩm

Phúc thẩm vụ án kinh tế là việc Toà án cấp trên trực tiếp yêu xem xét lại bản án (quyết định) sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Chủ thể của quyền kháng cáo là đương sự hoặc người đại diện của đương sự.

Phiên toà phúc thẩm được tiến hành tương tự như phiên toà sơ thẩm, thành phần bao gồm: (Người kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết kháng cáo kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch nếu có yêu cầu của đương sự và khi thấy cần thiết).

Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán, hội đồng quyết định theo đa số. Khi kết thúc phiên toà phúc thẩm, hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền ra một trong các quyết định sau:

Thứ nhất: Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án (quyết định)

Thứ hai: Sửa đổi một phần quyết định của bản án (quyết định) sơ thẩm

Thứ ba: Huỷ bản án (quyết định) sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà

cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc việc xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án xét xử sơ thẩm không dầy đủ mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được

Thứ tư: Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc đình chỉ việc giải quyết

vụ án trong trường hợp được pháp luật quy định + Thủ tục xem lại bản án đã có hiệu lực xét xử:

Về nguyên tắc, bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật của Toà án phải được cá nhân, tổ chức liên quan nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có thể có trương hợp bản án (quyết định) đó mắc sai lầm hoặc có trường hợp xuất hiện những tình tiết mới làm thay đổi nội dung và tính chất của vụ án. Để khắc phục tình trạng đó, pháp luật nước ta quy định thủ tục đặc biệt nhằm xét xử lại các bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, gọi là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm các vụ án kinh tế.

Giám đốc thẩm vụ án kinh tế là một thủ tục xét xử đặc biệt, trong đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với bản án (quyết định) đã có hiệu lực của Toá án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tái thẩm vụ án kinh tế là thủ tục xét xử đặc biệt, trong đó Toà án cấp trên tiến hành xem xét lại bản án (quyết định) đã có hiệu lực của pháp luật của Toà án cấp dưới trong trường hợp phát hiện thấy những tình tiết mới, quan trọng làm thay đổi một nội dung vụ án trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.

Thi hành án kinh tế là giai đoạn thực hiện các bản án (quyết định) của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Các bản án được thi hành bao gồm: bản án (quyết định) sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, bản án (quyết định) của Toà án cấp phúc thẩm, bản án (quyết định) của Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Một phần của tài liệu Đề tài " ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu VALVE tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp và xây dựng Hà Nội " pptx (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w