Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá

Một phần của tài liệu Đề tài " ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu VALVE tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp và xây dựng Hà Nội " pptx (Trang 25 - 28)

II. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá

hoá quốc tế

2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán

a. Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ có liên quan (Điều 31; Điều 33; Điều 35; Điều 41 Công ước Viên 1980 ).

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá cho bên mua theo đúng thoả thuận trong hợp đồng về thời gian. Đó là thời điểm mà các bên trong hợp đồng hoặc nếu không có thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được. Nếu các bên không thoả thuận một thời điểm cụ thể mà thoả thuận một khoảng thời gian thì bên bán được coi là giao hàng đúng thời hạn nếu hàng được giao vào bất kỳ một thời điểm nào trong khoảng thời gian đó. Ngoài các trường

hợp trên, bên bán được giao hàng vào một thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết (Điều 33 Công ước Viên 1980).

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu hàng hoá không thích hợp với mục đích sử dụng mà các hàng hoá cùng loại thường đáp ứng hoặc không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên bán đã biết vào lúc ký kết hợp đồng hoặc hàng có các tính chất của hàng mẫu hay kiểu dáng mà bên bán đã cung cấp cho bên mua và hàng không được đóng gói theo cách thông thường cho những hàng hoá cùng loại hoặc theo cách thích hợp để có thể bảo vệ hàng hoá đó (Điều 35 Công ước Viên 1980).

- Bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua hàng hoá không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác (Điều 41Công ước Viên 1980).

- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất và điều kiện giao hàng tại địa điểm quy định. Nếu các bên không thoả thuận về địa điểm giao hàng thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại (điều 31 Công ước Viên 1980).

b. Quyền của bên bán (Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 74; Điều 78 Công ước Viên 1980)

Bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ pháp lý theo quy định tại Công ước. Đó là:

- Yêu cầu bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua.

- Cho phép bên mua một thời gian để bổ sung thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn chỉnh.

- Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trong một số trường hợp Công ước quy định.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Yêu cầu trả tiền lãi khi bên mua chậm thanh toán. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua

a. Nghĩa vụ bên mua (Điều 53; Điều 59; Điều; Điều 60 Công ước Viên 1980)

Theo quy định tại Điều 53 Công ước Viên 1980, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước.

- Thanh toán tiền hàng

Bên mua có nghĩa vụ trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng hoặc theo Công ước mà không cần có yêu cầu hoặc việc thực hiện một thủ tục mào về phía bên bán (Điều 59 Công ước Viên 1980). Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của bên mua bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp đồng hoặc Luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng tại địa điểm nhất định. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể địa điểm trả tiền sẽ là nơi bên bán có trụ sở thương mại hoặc nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được thực hiện cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ. Nếu trong hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải trả tiền khi bên bán đặt hàng hoá hoặc thanh chứng từ nhận hàng dưới sự định đoạt của bên mua.

Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua bao gồm việc thực hiện mọi hành vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá (Điều 60 Công ước Viên 1980) theo đúng quy định trong hợp đồng.

b. Quyền của bên mua (Điều 46; Điều 47; Điều 49 Công ước Viên 1980)

Khi một bên bán vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên mua có quyền thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình:

- Yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (Nếu hàng hoá chưa phù hợp) hoặc tiếp tục bổ sung hàng hoá (nếu còn thiếu về số lượng) hoặc sửa chữa hay đổi hàng mới (nếu hàng hoá được cung cấp có khuyết tật) …

- Nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng thay thế hoặc sửa chữa sự không phù hợp ấy. Trong trường hợp này, bên mua có thể cho phép bên bán có thêm một thời hạn nhất định để thực hiện sự sửa chữa ấy (Điều 46 Công ước Viên 1980).

- Nếu bên bán không đảm bảo đựơc thời gian giao hàng thì bên mua có thể cho phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợp đồng (Điều 47 Công ước Viên 1980).

- Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng nếu trong những trường hợp việc bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc khi bên bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời hạn bổ sung này (Điều 49 Công ước Viên 1980).

Một phần của tài liệu Đề tài " ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu VALVE tại công ty cổ phần thiết bị công nghiệp và xây dựng Hà Nội " pptx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w