II. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
4. Phương thức giải quyết tranh chấp
4.2.1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp
* Thương lượng sau khi tranh chấp phát sinh
Thông thường khi mới bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên thường nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng tháo gỡ những bất đồng
với mục đích là gìn giữ mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài hơn. Đây được coi là hình thức thương lượng lại để đạt được sự thỏa thuận chung về bất đồng phát sinh vừa là một hình thức giải quyết tranh chấp.
Trong thương lượng sau khi tranh chấp phát sinh có những điểm giống và khác nhau với thương lượng ban đầu khi ký kết hợp đồng :
- Các nguyên tắc và trình tự thương lượng để giải quyết tranh chấp về cơ bản cũng giống như khi thương lượng ban đầu… tiến trình thương lượng cũng đã được khái quát thành bốn giai đoạn: định hướng và hoàn thành các quan điểm thương lượng, tranh luận, thuyết phục, tìm ra lối thoát hoặc khủng hoảng, thỏa thuận hoặc thất bại.
- Tâm lý và chiến thuật thương lượng để giải quyết tranh chấp có những khác biệt nhất định so với thương lượng khi ký kết hợp đồng … thường mang tính chất được thua nhiều hơn hoặc có tính chất chính thức pháp lý hơn như tại trọng tài hoặc tòa án.
* Hiệu lực pháp lý:
Thương lượng là một quá trình rất cần thiết khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng thương mại và hiệu lực của nó cũng rất quan trọng. Thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hành với quá trình tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài
Khi tiến hành độc lập nghĩa vụ của các bên phải tiến hành thương lượng được quy định trong điều khoản về giải quyết tranh chấp, do đó cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh như các điều khoản khác của hợp đồng. Kết quả thương lượng coi như một thỏa thuận mới về vấn đề tranh chấp, các bên phải tự nguyện thi hành thỏa thuận đó
Nếu thương lượng được tiến hành trong khuôn khổ tố tụng trọng tài hay tố tụng tư háp thì khi đó trọng tài viên, thẩm phán, theo yêu cầu của các bên có thế ra một văn bản công nhận thương lượng..