Khi đã nhận được đúng giá trị từ biến read distance, chúng ta sẽ hiện thực thêm lệnh trên Scratch 3.0, để tạo ra những khối tương tự như khi nhấn nút A hoặc B trên mạch Microbit. Kĩ thuật mà chúng ta sẽ sử dụng là câu lệnh tin nhắn. Bước đầu, chúng ta hiện thực chương trình như sau:
Tùy vào mục đích của việc thiết kế chương trình mà bạn đọc cần phải chủ động. Nếu như muốn khi nghiêng trái, chúng ta chỉ xử lý 1 lần rồi thôi thì chương trình sẽ phải hiện thực thêm như sau:
Hình 8.6:Thay đổi chức năng của câu lệnh xử lý sự kiện
Ý tưởng ở đây là khai báo thêm 1 biến số có tên làstatusđể lưu trạng thái trước đó của câu lệnh nhận tin nhắn. Khi có sự thay đổi giá trị của status thì chúng ta mới thực hiện lệnh. Cần lưu ý ở đây là khi nhận giá trị -1, chúng ta phải cho biến status thành một giá trị khác, để đảm bảo khi nghiêng chương trình vẫn xử lý.
Cuối cùng, bạn đọc có thể tự hiện thực thêm nhiều thông tin khác có thể gửi lên từ mạch Microbit. Thậm chí, bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của mạch Microbit và gửi thông tin cảnh báo lên Scratch 3.0 để phát ra báo động trên máy tính.
5 Câu hỏi ôn tập
1. Để gửi thêm thông tin từ mạch Microbit lên Scratch 3.0, chúng ta đang dựa trên khối lệnh nào?
A. read distance B. read sensor C. read buttons
D. Tất cả các khối trên
2. Để hiện thực thêm sự kiện nghiêng trái hoặc phải, khối lệnh nào sau đây đã được sử dụng trên firmware của Microbit?
A. on start B. forever
C. on button A pressed D. Tất cả các thông tin trên
3. Khi distance2 của Microbit là 0, giá trị nhận được trên Scratch 3.0 Online là bao nhiêu?
A. 0 B. -1 C. Báo lỗi
D. Tất cả đều sai
4. Việc kiểm tra biến read distance trên Scratch 3.0 được hiện thực trong khối lệnh nào?
A. Sự kiện lá cờ B. Lặp 10 lần C. Lặp mãi mãi D. Tất cả đều sai
5. Khi mạch Microbit nghiêng sang trái, giá trị 1 được gửi bao nhiêu lần? A. Chỉ 1 lần duy nhất
B. Gửi mãi mãi
C. Tùy vào việc hiện thực firmware, trong bài này là gửi mãi mãi D. Tất cả đều đúng
6. Dựa vào biến read distance, chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu sự kiện? A. Chỉ 2 sự kiện
B. Chỉ 11 sự kiện C. Rất nhiều sự kiện D. Tất cả đều sai
7. Kĩ thuật được sử dụng để tạo ra một sự kiện như nút nhấn trên Scratch 3.0 là gì?
A. Sử dụng câu lệnh tin nhắn B. Sử dụng câu lệnh sự kiện
CHƯƠNG 9
1 Giới thiệu
Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, các thành tựu của Robot đang được đưa dần vào cuộc sống. Với sự hỗ trợ tuyệt vời của trí tuệ nhân tạo, các hành vi của Robot ngày càng tiến gần đến mức tự hành (tự vận động) hơn. Trên Scratch 3.0 Online, nhóm lệnh PRG Microbit Robot Blocks dùng để minh họa những ý tưởng như vậy.
Hình 9.1:Robot mặc định trên Scratch 3.0 Online
Robot được đề xuất bởi môi trường Scratch 3.0 Online có tên là CuteRobot, như trình bày ở Hình 9.1. Đây là một robot nhỏ có thể cầm trên lòng bàn tay. Tuy nhiên, với việc có thể tùy chỉnh firmware trong mạch Microbit, chúng ta có thể rất chủ động trong việc lựa chọn Robot. Tất cả những gì cần làm là hiệu chỉnh làm các hàm dùng để điều khiển động cơ cho tương thích mà thôi. Các mục tiêu chính trong bài hướng dẫn này như sau:
• Sử dụng Robot 4 bánh Mecanum • Nạp firmware cho Robot
• Lập trình điều khiển Robot di chuyển
• Đọc dữ liệu từ cảm biến khoảng cách của Robot