Với dự án này, bạn có thể áp dụng cho việc điểm danh trong lớp học, kiểm tra người ra vào xe bus hoặc phòng họp có nằm trong danh sách được chỉ định sẵn, hoặc thậm chí là kiểm tra xem người đã ra hết khỏi xe bus hay chưa.
Đầu tiên, để hiện thực dự án này, bạn phải có đủ dữ liệu về gương mặt của toàn bộ danh sách cần nhận dạng. Trong dự án này, bạn phải lưu ý một thành viên "vô danh" là ảnh nền khi không có người, để tăng độ chính xác của việc nhận dạng. Các dự án này thường có hệ thống camera lắp cố định, nên việc thu thập ảnh nền cũng không phải là vấn đề quá khó khăn.
Sau khi đã huấn luyện bằng công cụ Teachable Machine, bạn cần tạo ra một danh sách để lưu các thành viên, thì mới có đủ cơ sở để trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu thành viên đã có mặt, gồm những ai, bao nhiêu thành viên còn vắng mặt và cụ thể là ai. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên có ít nhất 2 danh sách: danh sách gốc và danh sách người đang có mặt. Khi phát hiện ra một người, bạn thêm người đó vào danh sách người đang có mặt.
Hình 12.1:Tạo danh sách cho dự án điểm danh
không đơn giản, nhưng đã có từ phiên bản Scratch 2.0 nên chúng tôi sẽ không trình bày chi tiết ở đây. Chương trình bên dưới là một ví dụ, như phát hiện có mặt một người, hệ thống sẽ duyệt qua danh sách gốc. Nếu người này có trong danh sách gốc, mới được thêm vào danh sách Có Mặt. Một chương trình gợi ý sẽ như sau:
Hình 12.2:Hiện thực chức năng điểm danh
Rất may mắn là trên Scratch 3.0 có hỗ trợ cho chúng ta kiểm tra một phần tử có nằm trong danh sách hay không. Thậm chí, nó còn cho biết phần tử đó nằm ở vị trí nào trong danh sách. Bình thường, chúng ta sẽ phải duyệt qua từng phần tử trong danh sách gốc và so sánh nó với phần tử hiện tại. Việc thêm một phần tử vào trong danh sách Có Mặt cũng nên kiểm tra, để đảm bảo phần tử đó chưa tồn tại trong danh sách Có Mặt.