Phân loại căn nguyên gây bệnh thời theo điểm khởi phát

Một phần của tài liệu Luan_An_Nguyen_Thi_Ngoc_Tu_compressed (Trang 128 - 130)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, căn nguyên vi sinh vật gây NKH sớm có tỷ lệ cao nhất là Gram âm (n=77,2%), chủ yếu là E. coli và K. pneumonia. Trong nhóm NKH muộn, vi khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ cao nhất (69,7%), chủ yếu là S. aureus (n = 19), Gram âm chỉ chiếm 22,8%. Tất cả nhóm trẻ nhiễm nấm máu đều có biểu hiện triệu chứng từ rất sớm.

Đối với NKH khởi phát sớm, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu Trần Diệu Linh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Gram âm 61,1%, Gram dương 39%, vi khuẩn hay gặp là K. Pneumonia(13/34)và E. coli(7/34) [86].

Nghiên cứu năm 2009 của Michael Cohen-Wolkowiez tại Mỹ cho thấy, trong NKH sơ sinh sớm, vi khuẩn Gram dương chiếm 66,4%, trong đó chủ yếu là GBSvà tụ cầu, Gram âm chiếm 27,3% và nấm men chiếm 0,8% [114]. Nghiên cứu của Evelien Hilde Verstraete tại Bỉ cho thấy, tỷ lệ NKH 82,7% do vi khuẩn Gram dương, 14,5% do vi khuẩn Gram âm và 1,7% do nấm trong NKH sớm [115].

Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả ở VN cho thấy trong nhóm NKH sớm, tỷ lệ vi khuẩn Gram âm cao hơn vi khuẩn Gram dương. Trong khi đó, NKH giai đoạn sớm ở Mỹ và các nước châu Âu lại có tỷ lệ Gram âm cao hơn. Điều này có thể lý giải do tỷ lệ nhiễm GBScủa phụ nữ Việt Nam thấp hơn châu Âu và Mỹnhưng tỷ lệ viêm đường sinh dục, tiết niệu lại có thể cao hơn. Nghiên cứu của Trần Quang Hanh tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An cho thấy, tỷ lệ nhiễm GBS của thai phụ năm 2019 là 9,2% [53]. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm GBS của các nước châu Âu, Mỹlần lượt là 21% và 21,6% [116], [117].

Đối với NKH sơ sinh muộn, kết quả của chúng tôi tương đương với một số nghiên cứu. Mô hình vi khuẩn trong nghiên cứu của Gowda H gồm vi khuẩn Gram dương 67,7%, vi khuẩn Gram âm 32,3% [118]. Michael Cohen- Wolkowiez báo cáo vi khuẩn Gram dương chiếm 59,4%, Gram âm30,7% và nấm men 7,7% (62/803). S. aureus, tụ cầu không đông huyết tương và E. coli là căn nguyên thường gặp nhất gây NKH muộn [114]. Tỷ lệ S. aureus của chúng tôi cũng tương đương với Poonam Sharma (76,5%) vàOgundare E(83,3%) [119], [93].

Tất cả bệnh nhi nhiễm nấm máu của chúng tôi đều có biểu hiện triệu chứng trong tuần đầu sau sinh thuộc nhóm nhiễm khuẩn sớm. Tuy nhiên, trẻ đều được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới nên thời điểm được chẩn đoán nấm máu muộn: 2 trẻ có kết quả dương tính trong tuần đầu, 2 trẻ trong tuần thứ hai và 4 trẻ có kết quả sau 3 tuần. Kết quả của chúng tôi tương đương với Thái Bằng Giang về thời điểm nhiễm nấm máu [49].

NKH khởi phát sớm do nấm ít gặp ở sơ sinh. Nhiễm nấm khởi phát sớm có thể là hậu quả khi trẻ tiếp xúc với quần thể Candida âm đạo của người mẹ trong khi sinh hoặc do nhiễm trùng trong tử cung. Các yếu tố nguy cơ dễ nhận biết bao gồm vỡ ối kéo dài và dị vật trong tử cung, bao gồm dụng cụ tránh thai trong tử cung và lớp cổ tử cung. Khi trẻ đủ tháng nhiễm nấm Candida bẩm sinh

nặng, cần đánh giá về tình trạng suy giảm miễn dịch. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm nấm máu sơ sinh là mẹ nhiễm nấm và trẻ được sinh thường. Trong môi trường bệnh viện, chủng hay gặp nhất là Candida spp [49].

Một phần của tài liệu Luan_An_Nguyen_Thi_Ngoc_Tu_compressed (Trang 128 - 130)