Nam
Theo Tiêu chuẩn TCVN 11823 :2017: “Tiêu chuẩn thiết kế cầu trên đường ô tô” [2] chỉ ra để kiểm soát nhiệt độ do nhiệt thủy hóa của xi măng hình thành vết nứt phi kết cấu: Đối với bê tông dùng cho kết cấu ở trong và trên mặt nước mặn và vùng bờ biển, tỷ lệ nước/xi măng không được vượt quá 0,45 ; Tổng cộng lượng xi
măng Pooclăng và các vật liệu chứa xi măng khác không được vượt quá 475 kg/m3 bê tông, ngoại trừ bê tông tính năng cao thì lượng xi măng Pooclăng và xi măng khác không vượt quá 593 kg/m3.
Theo tiêu chuẩn TCVN 9341:2012 [1] chỉ ra việc sử dụng vật liệu xi măng pooclăng thông thường, có lượng nhiệt thủy hóa sau 7 ngày không quá 70cal/g ; Xi măng ít tỏa nhiệt, có lượng nhiệt thủy hóa sau 7 ngày không quá 60 Cal/g ; Xi măng pooclăng - puzơlan (có hàm lượng puzơlan từ 15% đến 40% khối lượng), hoặc xi măng pooclăng - xỉ (có hàm lượng xỉ lò cao 20% ¸ 70% khối lượng), các xi măng này nên sử dụng cho các công trình xây dựng ở vùng ven biển có tiếp xúc với nước chua phèn. Hơn nữa, ngay sau khi đổ bê tông phát sinh hiệu ứng nhiệt thuỷ hoá của xi măng, xuất hiện ứng suất kéo vượt quá giới hạn kéo của bê tông gây nên các vết nứt. bê tông khối lớn bị nứt do hiệu ứng nhiệt thuỷ hoá xi măng khi có đủ 2 yếu tố sau đây:
- Độ chênh lệch nhiệt độ ∆T giữa các điểm hoặc các vùng trong khối BT vượt quá 20oC: ∆T > 20oC.
- Mô đun độ chênh lệch nhiệt độ MT giữa các điểm trong khối BT đạt không dưới 50oC/m; MT ≥ 50oC/m. Mô đun độ chênh lệch nhiệt độ-Mức chênh lệch nhiệt độ giữa hai điểm trong khối BT cách nhau 1m. Đơn vị tính là oC/m.
Hiện tại trong trụ cầu thường sử dụng các bê tông có cường độ khá lớn (từ cấp 25MPa đến 40MPa) nên cần xem xét lại một số yếu tố như sau:
- Bê tông có cấp thiết kế từ 25MPa đến 40MPa thường sử dụng hàm lượng xi măng lớn (có thể hơn 400kg/m3) dẫn đến nhiệt lượng do thủy phân xi măng lớn hơn nhiều so với bê tông đầm lăn, bê tông thủy công.
- Bê tông trong trụ cầu có sử dụng cốt thép tại biên, làm thay đổi hệ số dẫn nhiệt và khả năng chịu kéo trên bề mặt của bê tông.