III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.3. Phân tích kết quả khảo sát BQLRĐD
2.3.3. Những vấn đề gặp phải hiện nay của BQLRĐD
Để xác định các vấn đề thông qua bộ phiếu khảo sát gửi cho BQLRĐD, nghiên cứu đã dựa trên các đánh giá tổng quan để đưa ra danh mục các vấn đề để tham vấn các BQLRĐD. Kết quả phản hồi từ 51 BQLRĐD cho thấy, hiện có phần lớn các vấn đề tập trung vào nguồn lực tài chính để đảm bảo các hoạt động bảo vệ phát triển rừng và bảo tồn ĐDSH. Các vấn đề được thể hiện chi tiết ở (bảng 5) với tỷ lệ tăng dần thấp đến cao. Ngoài tỷ lệ BQLRĐD phản hồi có các vấn đề gặp phải, thì còn có một tỷ lệ tương đối BQLRĐD khi trả lợi câu hỏi chưa có đủ căn cứ để xác định các vấn đề được nêu ra trong phiếu phỏng vấn.
Bảng 5. Phản hồi về những vấn đề BQLRĐD hiện phải đối mặt
TT Vấn đề Có vấn đề Không vấn đề
Chưa đủ căn cứ N % N % N % 1 Ban không có lợi thế trong phát triển
dịch vụ du lịch sinh thái. 17 33.33 24 47.06 8 15.69 2
Kinh phí bảo vệ phát triển rừng theo QĐ24/2012/QĐ-TTg không được cấp đầy đủ do không cân đối được.
21 41.18 14 27.45 11 21.57
3 Công tác quy hoạch, cắm mốc ranh giới của Ban chưa được đảm bảo. 28 54.90 14 27.45 6 11.76 4
Nhà nước chưa đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư thường xuyên cho phát triển rừng đặc dụng.
29 56.86 10 19.61 9 17.65
5
Dòng ngân sách chi không thường xuyên phải qua rất nhiều cơ quan chủ quản khác nhau.
31 60.78 4 7.84 12 23.53
6
Hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách đầu tư của tỉnh, trong bối cảnh tỉnh chưa cân đối được ngân sách.
30
7
Các định mức đầu tư thấp hơn so với thực tế hiện nay (VD: Tồng rừng đặc dụng ngân sách TW chỉ cấp 30 triệu/ha, nhưng phần đối ứng của địa phương chưa đảm bảo định mức).
33 64.71 2 3.92 10 19.61
8 Mô hình quản lý rừng đặc dụng chưa
thống nhất giữa các địa phương. 37 72.55 2 3.92 10 19.61 9
Thiếu hụt nguồn vốn đầu tư phát triển rừng đặc dụng trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
40 78.43 2 3.92 6 11.76
10
Đầu tư cho cải thiện sinh kế vùng đệm chưa thực sự đầy đủ để giảm áp lực lên VQG/KBT.
41 80.39 0 0.00 7 13.73
11
Thiếu hụt nguồn nhân lực trong đảm bảo phát triển rừng bền vững trong đối cảnh lộ trình cắt giảm biên chế.
42 82.35 4 7.84 3 5.88
12 Quản lý tài nguyên rừng gặp nhiều khó
khăn do thiếu nhân lực và tài chính. 46 90.20 1 1.96 3 5.88 13
Thiếu nguồn ngân sách nhà nước cho bảo vệ phát triển rừng và đa dạng sinh học.
46 90.20 2 3.92 2 3.92
Nguồn: Kết quả khảo sát Vườn quốc gia, khu bảo tồn, 2020.
Việc thiếu nguồn lực đã ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ phát triển rừng và đa dạng sinh học với hơn 90% số BQLRĐD được hỏi gặp phải, tiếp đến là vấn đề thiếu hụt do phải thực hiện quá trình tự chủ tài chính theo NĐ 141/2016/NĐ-CP cũng như thực hiện NQ 19/NQ-TƯ về lộ trình cắt giảm biên chế và nguồn ngân sách với hơn 82% BQLRĐD xác nhận. Mặc dù đã có chính sách đầu tư cho phát triển vùng đệm, tuy nhiên, mức hỗ trợ của chính sách so với nhu cầu thực tế vẫn còn thiếu hụt cả định mức cũng như số lượng, vấn đề này thể hiện rõ khi có đến hơn 80% BQLRĐD phản hồi. Một vấn đề khác được các BQLRĐD quan tâm đó là mô hình quản lý RĐD giữa các địa phương không có sự thống nhất 72% trả lời. Thực tế hiện nay BQLRĐD trên cả nước có nhiều cơ quan chủ quan/trực thuộc như Tổng cục Lâm nghiệp, UBND tỉnh, Sở NN và PTNT, Chi cục Kiểm Lâm, và các cơ quan khác. Các vấn đề khác BQLRĐD quan tâm gồm định mức đầu tư, ngân sách không đảm bảo, hay tiếp cận các nguồn vốn phải qua nhiều nguồn khác nhau, trong khí đó năng lực của các BQLRĐD vẫn còn hạn chế.
Bảng 6. Rủi ro BQLRĐD gặp phải khi mở rộng tạo nguồn thu ngoài ngân sách
TT Các loại hình rủi ro N %
1 Thiếu năng lực quản lý 13 25.49 2 Không có cơ chế thu hút liên doanh liên kết 26 50.98 3 Cơ chế chính sách chưa rõ ràng 26 50.98 4 Thiếu nguồn vốn đầu tư hạ tầng 28 54.90 5 Rủi ro về quản lý bảo vệ rừng, cảnh quan 32 62.75 6 Rủi ro về bảo tồn đa dạng sinh học 36 70.59
31
Để đảm bảo tạo nguồn thu ngoài ngân sách những không ảnh hưởng đến quản lý rừng và đa dạng sinh học bền vững, phản hồi từ các BQLRĐD cho thấy khi mở rộng kinh doanh du lịch sinh thái, hay cho thuê dịch vụ môi trường rừng thì ảnh hưởng nhiều nhất đến đa dạng sinh học, tài nguyên rừng và cảnh quan. Bên cnahj đó, vấn đề thiếu hụt nguồn vốn đầu tư hạ tầng, hay cơ chế chính sách quản lý, cơ chế thu hút liên doanh liên kết cũng làm cho BQLRĐD băn khoăn.