IV -Những nét đặc thù của Phật Giáo Việt Nam
2) Phật Giáo Việt Nam mang tính chất dân gian : Phật Giáo, khi du nhập vào Việt
Nam, đã hòa lẩn với các tín ngưỡng truyền thống của người dân bản địa. Tín ngưỡng người Việt xưa là tín ngưỡng đa thần tùy theo nhu cầu của đời sống thực tiễn. Vì là cư dân của một vùng nông nghiệp lúa nước nên họ tin tưởng nơi những thần thiên nhiên : mây, mưa, sấm, chớp. Mỗi khi bị hạn hán, họ cầu thần mưa : “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm ...”. Câu chuyện bà Man Nương và nhà sư Ấn Độ Khâu Đà La ở Luy Lâu với hệ thống các chùa Tứ Pháp : Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, phản ảnh việc thờ Phật kết hợp với thờ thần, thờ Mẫu : mẫu thượng ngàn (rừng cây), mẫu thiên, mẫu địa, mẫu thủy.
Những lễ hội ở chùa, như : chùa Hương, chùa Dâu (ở Hà Bắc), chùa Thầy (Hà
Tây), chùa Láng (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình) ... đã thu hút hàng vạn người chứng tỏ Phật Giáo chiêu cảm tâm hồn người dân Việt :
- Mồng bảy tháng ba,
Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy. (ca dao) - Mồng tám tháng tư,
Chẳng xem hội Gióng cũng hư mất người. (ca dao)
3)Phật Giáo Bắc Tông Việt Nam có tính chất đa thần :
Lối sắp xếp các bàn thờ trong chánh điện, các chùa Bắc Tông có tính cách đa thần “tiền Phật, hậu Thần” (trước thờ Phật, sau thờ Thần), ta tìm thấy đủ loại thần, thánh, thổ địa, Phật Bà Quan Âm ... thậm chí có cả Quan Công, Châu Xương, Trương Phi (chùa Trấn Quốc Hà Nội) ; đó là hậu quả của nền văn hóa nô lệ thời
Bắc Thuộc. Do đó, ông Nguyễn Đăng Duy, trong quyển Văn Hóa Tâm Linh, trang
231, đưa ra đề nghị ban tự sự chùa hoặc “các nhà làm công tác bảo tồn bảo tàng, sắp xếp, bài trí lại tượng thờ trong chùa” để bảo tồn Phật Giáo.
Thật là hợp lý khi hệ thống các chùa thuộc Thiền Tông Việt Nam với sự lảnh đạo của Thiền Sư Thanh Từ, từ Bắc tới Nam chỉ thờ tượng Phật Thích Ca. Đây là một hành động chánh kiến tiếp nối công việc của ngài Giác Hoàng Trần Nhân Tông đi khắp miền đất nước để dẹp các “dâm tự” thuộc ảnh hưởng của văn hóa phồn thực.