Phật Giáo Việt Nam có tính cách nhập thế :

Một phần của tài liệu phat-giao-va-dan-toc-viet-nam (Trang 41)

IV -Những nét đặc thù của Phật Giáo Việt Nam

4)Phật Giáo Việt Nam có tính cách nhập thế :

Phật Giáo thường được xem là một tôn giáo xuất thế, thoát tục, nhưng Phật Giáo Việt Nam lại rất năng động nhập thế. Nhất là các Thiền Sư lại là những vị tích cực nhất.

- Vị Thiền Sư đầu tiên của nước ta, Ngài Khương Tăng Hội (205 - 280), đã dạy pháp quán niệm hơi thở "An Ban Thủ Ý" (āṇāpāṇasati) giống như Đức Phật đã dạy cách đó hơn 8 thế kỷ. Ngài dã phiên dịch 14 bộ kinh, nay chỉ còn 5 bộ và đã trước tác 2 tác phẩm “Lục Độ Tập Kinh” và “Nê Hoàn Phạm Bối”. Sau đó, ngài đã sang Trung Hoa tiếp tục hoằng pháp, dạy thiền trong hơn 30 năm.

- Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng phong cho Thiền Sư Ngô Chân Lưu làm Quốc Sư (Tăng Thống Khuông Việt). Sư thường tham dự triều chính, giúp vua trị nước. Đến đời vua Lê Đại Hành, sư cũng được kính trọng. Tất cả về việc chính trị, quân sự, vua đều mời sư vào cung tham vấn.

- Thiền Sư Vạn Hạnh (? - 1018), thuộc đời thứ 12 dòng thiền Tì-ni-đa-lưu-chi. Sư lão thông Tam Giáo và nghiên cứu Kinh Luận nhà Phật, chuyên tu “Tổng trì Tham Ma Địa” (Dhāraṇi-samādhi), đắc định thông suốt sấm ngữ và độn số. Đã giúp vua Lê Đại Hành trị nước và đưa Lý Công Uẩn lên làm vua.

- Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151) giúp 2 vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông trị nước, an dân.

- Dưới thời nhà Lý, đã có 3 vị vua là đệ tử của thiền phái Thảo Đường : Lý Thánh Tông (1054 - 1072), Lý Anh Tông (1138 - 1175), Lý Cao Tông (1176 - 1210). Thời nhà Trần, có 2 vua là Thiền Sư Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông, và 1 hoàng thân là Trần Trung (Tuệ Trung Thượng Sĩ). Ba vị đã từng cầm quân ra trận và đánh thắng giặc Nguyên Tàu. Các vua quan nhà Trần đều qui y theo hạnh nguyện Bồ Tát.

- Vào những thập niên 20, 30, sau bao nhiêu năm Pháp thuộc, bị đè nén với chính sách ngu dân và nô lệ văn hóa, một phong trào chấn hưng Phật Giáo được khơi động rầm rộ với sự ra đời của nhiều Hội Đoàn Phật Giáo và nhiều tờ báo khắp miền Nam, Trung, Bắc. Sài Gòn là nơi tiên phong mở đầu phong trào với sự tham gia tích cực của 2 nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu, và sự tham gia của nhiều cư sĩ trí thức : Trần Nguyên Chấn, Lê Đình Thám, Thiều Chửu, Bùi Kỷ, Dương Bá Trạc, Trần Trọng Kim, Trần văn Giáp, Phan Kế Bính … Gia đình Phật tử ra đời từ đó. Phật tử cả 3 miền hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội, cứu tế bảo lụt, vận động đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, tổ chức long trọng đám tang cụ Phan Châu Trinh.

Một phần của tài liệu phat-giao-va-dan-toc-viet-nam (Trang 41)