HÃY ĐẾN VÀ THỜ PHƯỢNG CHÚA

Một phần của tài liệu Tai-lieu-cho-hoc-vien-sach-Gop-Nha-Ca (Trang 47 - 51)

Chương 11

Nghe Bài Học: Lược Khảo Cựu Ước Bài 56

Mục tiêu: Học biết phương cách bước vào sự hiện diện của Chúa và thờ phượng Ngài cách phải lẽ.

“Hỡi cả trái đất, Hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Giê-hô-va!

Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách vui mừng, Hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài. Phải biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài; Chúng tôi là dân sự Ngài, là bầy chiên của đồng cỏ Ngài.

Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, Hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài,

Khá cảm tạ Ngài, chúc tụng danh của Ngài. Vì Đức Giê-hô-va là thiện; sự nhân từ Ngài hằng có mãi mãi, Và sự thành tín Ngài còn đến đời đời”

—Thi Thiên 100 Trong Cựu Ước, có một nghi thức đặc biệt phải tuân giữ khi một người được vời vào gặp vua. Diện kiến vua không phải là một quá trình nhanh chóng và đơn giản. Đa-vít mô tả sự thờ phượng như là bước vào sự hiện diện của Chúa với một nghi thức đặc biệt. Phương cách phải lẽ duy nhất khi bước vào sự hiện diện của Chúa là sự tạ ơn và ngợi khen, và một trong những cách tốt nhất để bày tỏ điều đó là thông qua âm nhạc.

Khi bước vào sự hiện diện của Chúa, chúng ta có thể nhận biết bằng kinh nghiệm dựa vào sự hiểu biết của tâm trí. Chúng ta kinh nghiệm Chúa tốt lành như thế nào. Chúng ta học biết điều Chúa muốn cho tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia, và chúng ta học phục vụ Chúa trong sự vui mừng. Thờ phượng là phương cách dẫn chúng ta vào mối quan hệ sâu sắc hơn với Chúa và kết quả là sự trưởng thành và kết quả hơn cho Ngài.

1. Đúng hay Sai? Nhiều Thi thiên có thể sử dụng như là bài ca ngợi khen trong giờ thờ phượng.

2. Đúng hay Sai? Chúng ta chỉ có thể thờ phượng Chúa trong một nhóm tín hữu tại nhà thờ. 3. Đúng hay Sai? Âm nhạc là giải trí, không ích lợi gì cho sự thờ phượng Chúa.

Trừ phi có chú thích khác, Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi

4. Làm sao chúng ta có thể bước vào sự hiện diện của Chúa? a. Mặc quần áo đẹp nhất

b. Với nghi thức rất đặc biệt

c. Với sự cảm tạ, ngợi khen và ca hát d. Với sự đau buồn về những điều mất mát

5. Sauk hi bước vào sự hiện diện của Chúa, Chúng ta nhận biết điều gì? a. Chúa là Đức Chúa Trời

b. Chúa là tốt lành

c. Chúa muốn mọi người trên thế gian này ngợi khen và phục vụ Ngài. d. Tất cả những điều trên

e. Không điều nào cả

6. Sự thương xót của Chúa kéo dài bao lâu? a. Cho đến lúc Ngài hết kiên nhẫn

b. Cho đến khi chúng ta phạm tội đến lần thứ bảy c. Khoảng hai mươi năm

d. Vô tận

7. Chúa cứu con người như thế nào? a. Chỉ có thể xác

b. Chỉ có cảm xúc c. Chỉ có tâm thần

d. Trong mọi cách mà chúng ta có thể bị lạc mất 8. Những loại người nào Chúa chữa lành và cứu chuộc?

a. Người mù, người bị cầm tù, người bị tổn thương b. Chỉ có người có khả năng

c. Chỉ có thánh nhân

d. Chỉ những người xứng đáng

9. Công cụ Đức Chúa Trời muốn sử dụng để mang phục hưng đến với dân sự Ngài là gì? a. Bày tỏ sự giảng dạy tốt

b. Cho phép dân sự Ngài trải nghiệm những nhu cầu lớn lao. c. Ban cho dân sự mọi điều họ cần

10. Kết quả cuối cùng của công tác cứu chuộc của Chúa là gì? a. Chúng ta ngợi khen và thờ phượng Ngài

b. Chúng ta có điều chúng ta muốn c. Chúng ta không còn ở trong nan đề

d. Chúng ta giữ bí mật và không đề cập đến nữa.

Chúa đã cứu quý vị bằng những cách nào? Quý vị có được chữa lành về thể xác không? Có được giải cứu khỏi tình trạng nô lệ cho điều nào không? Con mắt tâm linh của quý vị được mở ra chưa? Quý vị nên ngợi khen Chúa về những điều Ngài làm cho quý vị. Hãy quyết định bắt đầu mỗi ngày bằng sự ngợi khen và tạ ơn Chúa.

______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________

Hãy ngợi khen Chúa vì sự cứu rỗi của Ngài trong mỗi lĩnh vực của đời sống quý vị. Hãy dành thêm thời gian để ngợi khen và thờ phượng Chúa (tôn xưng Chúa tốt lành như thế nào) qua những việc Ngài làm.

1. Quý vị áp dụng cá nhân ẩn dụ Đa-vít mô tả việc bước vào sự hiện diện của Chúa trong Thi thiên 100 như thế nào?

______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ 2. Ngoài việc hướng dẫn cách thờ phượng, Thi thiên này còn định nghĩa sự thờ phượng như thế nào?

______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ 3. Điều gì xảy ra khi chúng ta thờ phượng Chúa?

______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ 4. Chúng ta biết được điều gì khi bước vào sự hiện diện của Chúa?

______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ 5. Khi chúng ta “chúc tụng danh Ngài” những thuộc tính nào của Danh Chúa được đề cập trong Thi Thiên này?

______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ 6. Thi Thiên này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tạ ơn như thế nào?

______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ 7. Cách Thi Thiên này mở đầu và kết thúc cho chúng ta thấy rằng khi thờ phượng, tình yêu của Ngài và của chúng ta dành cho thế giới như thế nào?

______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________

Một phần của tài liệu Tai-lieu-cho-hoc-vien-sach-Gop-Nha-Ca (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)