Lỗi khi mang bổ ngữ chỉ tình thái

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ THỤ ĐẮC TỪ LI HỢP CÓ CẤU TRÚC “ĐỘNG + TÂN” TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM (Trang 42)

(33) *所以【堵车】很厉害

(34) *听说她【考试】考了很好。

(35) *我【睡觉】很晚。

(36) *因为我不要上课所以我【起床】得很晚。

Khi từ li hợp mang bổ ngữ chỉ tình thái, từ li hợp phải lặp lại hình vị thứ nhất (Yang Yu-ling (杨玉玲), 2011). Nói cách khác, trật tự từ li hợp và bổ ngữ chỉ tình thái sẽ là “A + B + A + 得 + bổ ngữ chỉ tình thái”. Các câu từ (33) đến (36) sai vì thiếu các thành phần của cấu trúc trên. Vì vậy, cần chữa lại là:

(36’) 因为我不要上课所以我起床起得很晚。 3.2.10Lỗi về hình thức lặp lại (37) *她夜晚没睡觉【担担心心】地看我。 (38) *听完这个主意他们【着着急急】地画画儿。 (39) *但上课的时间我可以看到他们【聊聊天天】、热热闹闹的。 (40) *我喜欢在下班后跟跟女朋友到学校里【散散步步】。

Hình thức lặp lại của từ li hợp là AAB, A一AB, không giống với hình thức lặp lại của các động từ đơn âm tiết AA và các động từ song âm tiết AABB. Ngoài ra, từ li hợp chỉ có thể lặp lại khi là động từ mang tính tự chủ, nghĩa là động từ mà người thực hiện động tác có thể tự kiểm soát hành động của mình (Ding Chong- ming (丁崇明), 2009). Từ 担心 trong câu (37) và từ 着急 trong câu (38) đều không phải là động từ mang tính tự chủ, vì vậy không thể lặp lại. Từ 聊天 trong câu (39) và từ 散步 trong câu (40) đều là động từ mang tính tự chủ, có thể lặp lại, song hình thức lặp lại không phải là AABB mà phải là AAB, vì vậy cần chữa lại là:

(37’) 她夜晚没睡觉,担心地看我。

(38’) 听完这个主意他们着急地画画儿。

(39’) 但上课的时间我可以看到他们聊聊天、热热闹闹的。

(40’) 我喜欢在下班后跟跟女朋友到学校里散散步。

3.3 Nguyên nhân dẫn đến lỗi sử dụng từ li hợp có cấu trúc “động + tân” của sinh viên Việt Nam của sinh viên Việt Nam

Theo chúng tôi, có hai nguyên nhân chính dẫn đến lỗi sử dụng từ li hợp của sinh viên Việt Nam là chuyển di tiêu cực của ngôn ngữ nguồn – tiếng Việt và tính phức tạp của ngôn ngữ đích – tiếng Trung Quốc.

tương ứng với động từ trong tiếng Việt. Các động từ này của tiếng Việt có thể mang tân ngữ, bổ ngữ chỉ số lượng, cụm giới từ, bổ ngữ chỉ kết quả, bổ ngữ chỉ khả năng. Ngoài ra, còn có thể phối hợp với một số tính từ và động từ “là”.

Sinh viên Việt Nam đã áp dụng các phương thức biểu đạt này của tiếng Việt vào quá trình sử dụng từ li hợp tiếng Trung Quốc. Đây chính là chuyển di tiêu cực của ngôn ngữ nguồn – tiếng Việt. Điều này dẫn đến xuất hiện lỗi do mang tân ngữ, lỗi sai trật tự giữa từ li hợp và cụm từ số lượng, lỗi sai trật tự giữa từ li hợp và cụm giới từ, lỗi sai trật tự giữa từ li hợp và bổ ngữ chỉ kết quả, lỗi thiếu trợ từ kết cấu 的, lỗi khi mang bổ ngữ chỉ tình thái.

3.3.2 nh phức tạp của ngôn ngữ đích – tiếng Trung Quốc

Từ li hợp là một hiện tượng ngữ pháp đặc biệt trong tiếng Trung Quốc, vừa có hình thức “hợp”, vừa có hình thức “li”, không giống với các loại từ khác. Mỗi từ li hợp lại có những đặc điểm của riêng mình, có những yêu cầu khác nhau về thành phần chêm vào giữa hình vị thứ nhất và hình vị thứ hai của chúng. Có từ li hợp có hình thức lặp lại song cũng có từ không thể lặp lại, hình thức lặp lại của từ li hợp cũng không giống với hình thức lặp lại của các động từ song âm tiết thông thường. Khi mang bổ ngữ chỉ hướng và bổ ngữ chỉ tình thái, trật tự giữa từ li hợp và các bổ ngữ này cũng không giống các động từ thông thường.

Chính tính phức tạp này của từ li hợp là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện lỗi sai trật tự giữa từ li hợp và trợ từ động thái 了/着/过, lỗi về hình thức lặp lại, lỗi sai trật tự giữa từ li hợp và bổ ngữ chỉ hướng, lỗi khi mang bổ ngữ chỉ tình thái của sinh viên Việt Nam.

3.4 So sánh với các nghiên cứu trước đây

Sau khi so sánh với các nghiên cứu trước đây, chúng tôi có hai phát hiện về lỗi sử dụng của sinh viên Việt Nam mà các nghiên cứu trước đây đều không đề cập đến. Đó là: Thứ nhất, lỗi khi mang bổ ngữ chỉ tình thái; Thứ hai, lỗi sai trật tự giữa từ li hợp và cụm giới từ.

thu thập ngữ liệu người học, còn nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện dựa trên Kho ngữ liệu trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Như trên đã trình bày (xem mục 1.2.2), nếu phiếu điều tra được thiết kế toàn diện thì sẽ khảo sát được đầy đủ và chính xác các loại lỗi của người học, ngược lại những khiếm khuyết của phiếu điều tra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4 THỨ TỰ THỤ ĐẮC CÁC HÌNH THỨC “LI” TỪ LI HỢP CÓ CẤU TRÚC “ĐỘNG + TÂN” CỦA SINH

VIÊN VIỆT NAM

4.1 Tình hình chung

Tình hình sử dụng 12 hình thức “li” của từ li hợp tiếng Trung Quốc (xem mục 2.4) ở giai đoạn sơ cấp như sau (xem Bảng 4-1):

Bảng 4-1. Tình hình sử dụng các hình thức “li” của từ li hợp tiếng Trung Quốc ở giai đoạn sơ cấp

Hình thức “li” Tần suất đầu ra Tần suất đầu ra chính xác Tỉ lệ chính xác

A 24 17 70.83% B 4 0 0.00% C 28 19 67.86% D 11 10 90.91% E 8 3 37.50% F 17 13 76.47% G 19 14 73.68% H 10 9 90.00% I 6 0 0.00% J 0 0 0.00% K 15 13 86.67% L 0 0 0.00%

Tình hình sử dụng 12 hình thức “li” của từ li hợp tiếng Trung Quốc (xem mục 2.4) ở giai đoạn trung cấp như sau (xem Bảng 4-2):

Hình thức “li” Tần suất đầu ra Tần suất đầu ra chính xác Tỉ lệ chính xác A 26 23 88.46% B 6 0 0.00% C 46 34 73.91% D 22 22 100.00% E 6 4 66.67% F 6 4 66.67% G 42 33 78.57% H 9 8 88.89% I 3 0 0.00% J 0 0 0.00% K 12 10 83.33% L 0 0 0.00%

Tình hình sử dụng 12 hình thức “li” của từ li hợp tiếng Trung Quốc (xem mục 2.4) ở giai đoạn cao cấp như sau (xem Bảng 4-3):

Bảng 4-3. Tình hình sử dụng các hình thức “li” của từ li hợp tiếng Trung Quốc ở giai đoạn cao cấp

Hình thức “li” Tần suất đầu ra Tần suất đầu ra chính xác Tỉ lệ chính xác

A 18 15 83.33% B 3 0 0.00% C 14 13 92.86% D 9 9 100.00% E 4 1 25.00% F 4 4 100.00% G 21 20 95.24% H 4 3 75.00%

J 2 2 100.00%

K 8 8 100.00%

L 5 5 100.00%

4.2 Thứ tự theo tần suất đầu ra chính xác

Căn cứ vào Bảng 4-1, Bảng 4-2 và Bảng 4-3, chúng ta có tần suất đầu ra chính xác của 12 hình thức “li” của từ li hợp ở cả ba giai đoạn (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) và thứ tự của chúng như sau (xem Bảng 4-4):

Bảng 4-4. Thứ tự các hình thức “li” của từ li hợp theo tần suất đầu ra chính xác A B C D E F G H I J K L Tần suất đầu ra chính xác 55 0 66 41 8 21 67 20 0 2 31 5 Thứ tự 3 11 2 4 8 6 1 7 12 10 5 9

Từ Bảng 4-4 có thể thấy, thứ tự từ cao xuống thấp của các hình thức “li” của từ li hợp theo tần suất đầu ra chính xác như sau:

G > C > A > D > K > F > H > E > L > J > B > I.

4.3 Thứ tự theo bảng đo Guttman

Bảng đo Guttman (Guttman Scale) do Guttman đưa ra vào những năm 40 của thế kỉ XX. Bảng đo này tổ hợp các số liệu của người học ở các giai đoạn lại với nhau, nhằm quan sát thứ tự từ dễ đến khó (difficulty order) của các hình thức ngôn ngữ và giai đoạn ngôn ngữ (proficiency order) giữa người học.

Chúng tôi lấy giá trị chuẩn (criterion) là 0.6 (tức 60%), chuyển hoá tỉ lệ chính xác của hình thức “li” ở một giai đoạn ngôn ngữ về 0 và 1. Khi tỉ lệ chính xác của hình thức “li” ở giai đoạn ngôn ngữ nào đó nhỏ hơn giá trị chuẩn (tức < 0.6), thì chuyển hoá thành 0, cho rằng sinh viên ở giai đoạn ngôn ngữ đang xét chưa thụ đắc

viên ở giai đoạn ngôn ngữ đang xét đã thụ đắc hình thức “li” này. Với những hình thức “li” chưa xuất hiện ở một giai đoạn ngôn ngữ nào đó, tức không thể tính toán tỉ lệ chính xác, chúng tôi gọi chúng là “dữ liệu bị mất” (missing data), xem như sinh viên chưa thụ đắc và chuyển hoá thành 0.

Chúng tôi chuyển các số liệu về tỉ lệ chính xác trong Bảng 4-1, Bảng 4-2 và Bảng 4-3 về 0 và 1. Chúng tôi có được Bảng 4-5.

Bảng 4-5. Số liệu tỉ lệ chỉnh xác ở các giai đoạn sau khi chuyển hoá

Giai đoạn sơ cấp Giai đoạn trung cấp Giai đoạn cao cấp

A 1 1 1 B 0 0 0 C 1 1 1 D 1 1 1 E 0 1 0 F 1 1 1 G 1 1 1 H 1 1 1 I 0 0 0 J 0 0 1 K 1 1 1 L 0 0 1

Sau đó, chúng tôi tiến hành sắp xếp ma trận theo bảng đo Guttman. Chúng tôi có được ma trận như Bảng 4-6. Các chỉ tiêu hệ số tương quan của bảng trên như sau:

Hệ số tái lập (Coefficient of Reproducibility, Crep):

Crep = 1 – Số lượng sai/(số lượng hình thức “li” x số lượng cấp độ) = 1 – 1/(12 x 3) = 0.972

Hệ số tái lập biên tối thiểu (Minimal Marginal Reproducibility, MMrep): MMrep = Số lượng đúng/ (số lượng hình thức “li” x số lượng cấp độ)

% Improvement in Reproducibility = Crep – MMrep = 0.972 – 0.667 = 0.306

Hệ số khả năng phân cấp (Coefficient of Scalability, Cscal): Cscal = (% Improvement in Reproducibility)/ (1 – MMrep)

= 0.306/ (1 – 0.667) = 0.917

Hệ số tái lập Crep = 0.972 (> 0.9). Điều này cho thấy, việc dựa vào ma trận để dự đoán những biểu hiện ngôn ngữ của sinh viên Việt Nam có tỉ lệ chính xác đến 97.2%. Hệ số khả năng phân cấp Cscal là 0.917, lớn hơn ngưỡng hiệu quả 0.6. Điều này cho thấy bảng đo Guttman các hình thức “li” của từ li hợp có hiệu quả, có thể phân cấp, cấp độ thật sự của bảng đo Guttman (cấp độ khó và cấp độ năng lực) có giá trị tham khảo về mặt dự đoán.

Bảng 4-6. Bảng đo Guttman các hình thức “li” của từ li hợp

Giai đoạn sơ cấp Giai đoạn trung cấp Giai đoạn cao cấp Số lượng đúng Số lượng sai D 1 1 1 3 0 K 1 1 1 3 0 H 1 1 1 3 0 G 1 1 1 3 0 A 1 1 1 3 0 F 1 1 1 3 0 C 1 1 1 3 0 E 0 1 0 1 1 L 0 0 1 1 0 I 0 0 1 1 0 B 0 0 0 0 0 J 0 0 0 0 0 Tổng 24 1 Dễ Khó

D > K > H > G > A > F > C > E > L > J > B > I.

4.4 Xây dựng thứ tự thụ đắc

Chúng tôi sử dụng SPSS (phiên bản 25.0) tiến hành kiểm tra tương quan Pearson giữa thứ tự tần suất đầu ra chính xác và thứ tự theo bảng đo Guttman, kết quả như sau (xem Bảng 4-7):

Bảng 4-7. Kết quả kiểm tra tương quan Pearson

Thứ tự tần suất đầu ra chính xác Thứ tự thang đo Guttman Thứ tự tần suất đầu ra chính xác Pearson Correlation 1 .748** Sig. (2-tailed) .005 N 12 12 Thứ tự thang đo Guttman Pearson Correlation .748** 1 Sig. (2-tailed) .005 N 12 12

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Bảng 4-7 cho thấy, giữa thứ tự tần suất đầu ra chính xác và thứ tự theo bảng đo Guttman có hệ số tương quan r = 0.748, p = 0.005. Điều này cho thấy tính tương quan của hai thứ tự này rất cao (p < 0.01). Vì vậy, có thể căn cứ vào hai thứ tự này để xây dựng thứ tự thụ đắc các hình thức “li” của từ li hợp.

Từ bảng 4-8 chúng tôi nhận thấy:

1. Các hình thức “li” D, K, H, G, A, F, C luôn đứng trong bảy vị trí đầu của hai chuỗi thứ tự. Có thể nói, đây là bảy hình thức “li” dễ thụ đắc nhất.

2. Các hình thức “li” B, I luôn đứng trong hai vị trí cuối của hai chuỗi thứ tự. Bảng đo Guttman cho thấy, hai hình thức này sinh viên đều có tỉ lệ chính xác ở các giai đoạn thấp hơn giá trị chuẩn. Có thể nói, đây là hai hình thức “li” khó thụ đắc nhất.

chuẩn ở giai đoạn trung cấp, hình thức L và J sinh viên có tỉ lệ chính xác cao hơn giá trị chuẩn ở giai đoạn cao cấp. Có thể nói, đây là ba hình thức “li” tương đối khó thụ đắc.

Bảng 4-8. Hai thứ tự các hình thức “li” của từ li hợp

Hình thức “li” Thứ tự tần suất đầu ra chính xác Thứ tự Bảng đo Guttman

A 3 5 B 11 11 C 2 7 D 4 1 E 8 8 F 6 6 G 1 4 H 7 3 I 12 12 J 10 10 K 5 2 L 9 9

Trên cơ sở các phân tích trên đây, chúng tôi có được thứ tự thụ đắc các hình thức “li” của từ li hợp (xem Bảng 4-9). Các hình thức “li” của từ li hợp làm ba cấp độ: cấp độ I “dễ thụ đắc nhất”, cấp độ II “tương đối khó thụ đắc”, và cấp độ III “khó thụ đắc nhất”. Mỗi cấp độ gồm 4 hình thức “li” của từ li hợp.

Bảng 4-9. Thứ tự thụ đắc các hình thức “li” của từ li hợp Thứ tự Hình thức “li” Cấp độ 1 (D) hình vị “động” + định ngữ mang tính vị từ + hình vị “tân” I 2 (K) hình vị “động” + hình vị “động” + hình vị “tân” 3 (H) hình vị “động” + bổ ngữ chỉ khả năng + hình vị “tân”

6 (F) hình vị “động” + bổ ngữ chỉ kết quả + hình vị “tân”

7 (C) hình vị “động” + định ngữ mang tính thể từ + hình vị “tân” 8 (E) hình vị “động” + bổ ngữ chỉ hướng + hình vị “tân”

II 9 (L) hình vị “tân” + hình vị “động”

10 (J) hình vị “động” + bổ ngữ chỉ mức độ + hình vị “tân” 11 (B) hình vị “động” + trợ từ的 + hình vị “tân”

III 12 (I) hình vị “động” + bổ ngữ chỉ tình thái + hình vị “tân”

4.5 So sánh với các nghiên cứu trước đây

Như đã đề cập ở trên (xem mục 1.2.3), tiêu chí xây dựng thứ tự thụ đắc của Ngô Thị Lưu Hải (2007) đã vi phạm nguyên lý thống kê. Vì vậy, chúng tôi cho rằng không cần thiết phải so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu này. Trong phần này, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu của mình với kết quả nghiên cứu của Ma Ping (马萍) (2008) “留学生动宾式离合词习得研究— —以统计学为视角”. Nghiên cứu của Ma Ping (马萍) (2008) hướng đến sinh viên quốc tế đang học tập tại Trung Quốc. Nghiên cứu này xuất phát từ góc độ thống kê học, thu thập ngữ liệu người học thông qua phiếu điều tra, đề cập đến 10 hình thức “li” của từ li hợp là “hình vị ‘động’ + trợ từ + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ số lượng + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ khả năng + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ hướng + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ kết quả + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + hình vị ‘động’ + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘tân’ + hình vị ‘động’”, “hình vị ‘động’ + tính từ + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + đại từ + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + 什么 + hình vị ‘tân’”.

Trong 10 hình thức “li” mà Ma Ping (马萍) (2008) tiến hành khảo sát, chỉ có 6 hình thức “li” “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ số lượng + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ khả năng + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ hướng + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ kết quả + hình vị ‘tân’”, “hình vị ‘động’

Để tiện cho việc so sánh, thứ tự của chúng trong nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Ma Ping (马萍) (2008) được sắp xếp lại từ 1 đến 6. (xem Bảng 4-10)

Bảng 4-10. So sánh kết quả thứ tự thụ đắc hình thức “li” của từ li hợp giữa các nghiên cứu

Hình thức “li” Ma Ping (马萍) (2008) Nghiên cứu của chúng tôi hình vị “động” + hình vị “động” + hình vị “tân” 1 1 hình vị “động” + bổ ngữ chỉ số lượng + hình vị “tân” 2 3 hình vị “động” + bổ ngữ chỉ khả năng + hình vị “tân” 3 2 hình vị “động” + bổ ngữ chỉ hướng + hình vị “tân” 4 5 hình vị “động” + bổ ngữ chỉ kết quả + hình vị “tân” 5 4 hình vị “tân” + hình vị “động” 6 6

Bảng 4-10 cho thấy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của Ma Ping (马萍) (2008) gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ khác về thứ tự giữa hình vị “động” + bổ ngữ chỉ số lượng + hình vị “tân” và hình vị “động” + bổ ngữ chỉ khả năng + hình vị “tân”, giữa “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ hướng + hình vị ‘tân’” và “hình vị ‘động’ + bổ ngữ chỉ kết quả + hình vị ‘tân’”. Điều này phần nào cho thấy, thứ tự thụ đắc hình thức “li” từ li hợp của sinh viên Việt Nam giống với sinh viên quốc tế tại Trung Quốc. Mặt khác, kết quả này còn phản ánh việc sắp xếp thứ tự thụ đắc theo tiêu chí tần suất đầu ra chính xác và bảng đo Guttman có độ tin cậy nhất định.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi có những kết luận sau:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ THỤ ĐẮC TỪ LI HỢP CÓ CẤU TRÚC “ĐỘNG + TÂN” TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)