7. Kết cấu của đề tài
2.1. Thực trạng tác động đến chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp
Từ cuối những năm 2010, tiến bộ khoa học, công nghệ và sự đa dạng hóa nhu cầu trên thị trường đã làm xuất hiện nhiều loại sản phẩm mới hoặc cải tiến, đặc biệt là trong công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí và công nghiệp điện, điện tử. Trong bối cảnh đó, một số ngành công nghiệp mới được tách ra từ các ngành trước đó: Công nghiệp hóa chất được tách thành công nghiệp hóa chất truyền thống và hóa học, công nghiệp điện tử được tách ra từ ngành sản xuất thiết bị điện/điện tử và công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quan học, hình thành dịch vụ công nghiệp. Một số loại sản phẩm có tính năng thuộc nhiều lĩnh vực truyền thống hoặc mới được đưa ra thị trường đã có giá trị khá lớn và được hệ thống thống kê tách riêng thành ngành độc lập. Một khối công nghiệp liên quan tới bảo đảm kết cấu hạ tầng vốn trước đây được gộp chung thành một ngành đến thời điểm này đã được tách ra thành các ngành riêng biệt. Cũng từ đầu thập kỷ 2010, các dịch vụ công nghiệp và xử lý chất thải đã được mở rộng và tăng cường, được tách ra thành những ngành riêng biệt. Thực tế cho thấy xu hướng giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác trong 20 năm qua, từ chỗ chiếm tỷ trọng 13,47% (năm 1995) giảm xuống chỉ còn 4,31% (năm 2015). Tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng nhưng cũng biến động không đều, năm cao nhất là 92,4% (năm 2015) và thấp nhất là 79,72% (năm 2000). Các ngành cung cấp điện, nước, dịch vụ môi trường còn rất nhỏ bé. Cho đến năm 2005, giá trị của toàn bộ khu vực này vẫn còn được tính chung. Năm 2015, khối sản xuất, cung cấp điện, ga, nước nóng chỉ chiếm 6,36% giá trị sản xuất công nghiệp. Khối cung cấp nước và các dịch vụ xử lý chất thải chỉ chiếm tỷ trọng 0,62% giá trị sản xuất của công nghiệp nói chung [61, tr251].
Đáng chú ý là một số ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước như chế biến thực phẩm, đồ uống vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi các ngành công nghiệp chế tạo trực tiếp phục vụ công nghiệp hóa chỉ chiếm tỷ trọng tương đối thấp và chưa có sự gia tăng đáng kể trong thời gian qua.
Một số ngành có sử dụng khá nhiều lao động như dệt, sản xuất trang phục, da giày chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp trong giá trị sản xuất công nghiệp. Điều này chứng tỏ mức độ gia công của các ngành này còn khá cao, giá trị gia tăng của chúng chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong giá trị sản phẩm.
Những số liệu thống kê gần đây cũng cho thấy, cơ cấu ngành của công nghiệp đã có sự đa dạng hóa, số lượng các ngành công nghiệp chuyên sâu đang tăng lên do quy mô sản xuất của chúng đã đạt một mức nhất định. Hơn nữa các ngành công nghiệp kinh tế - kỹ thuật của công nghiệp đang được chuyên môn hóa ngày càng sâu, phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.
Như vậy có thêt thấy, từ năm 2010 đến nay, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và giảm tỷ trọng giá trị các ngành khai thác trong giá trị tổng sản phẩm trong nước của công nghiệp.
Bảng 1. Cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng trong tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành, giai đoạn 2005-2017
2005 2010 2017
Tỷ trọng tổng sản phẩm trong nước 100 100 100
Công nghiệp khai khoáng 10,59 9,48 7,47
Công nghiệp chế biến, chế tạo 18,82 12,95 15,33 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước 3,45 3,04 4,34
Xây dựng 6,35 6,14 5,74
Tuy nhiên về thực chất, sự chuyển dịch như trên chưa đảm bảo yêu cầu hiệu quả, bền vững không
Thứ nhất, sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến chưa phản ánh đúng thực chất trình độ của nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Trong công nghiệp chế biến, các ngành có trình độ công nghệ thấp, chế biến các sản phẩm giản đơn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá cao. Chẳng hạn, trong cơ cấu ngành công nghiệp năm 2013, sản xuất, chế biến thực phẩm chiếm tỷ trong 17,29%, dệt chiếm 3,19%, sản xuất giường, tủ, bàn ghế chiếm 3,16% … Các ngành chế tạo cung cấp sản phẩm cho các ngành kinh 14 thác và bảo đảm tự chủ về kinh tế chiếm tỷ trọng không cao (trường hợp của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo). Đặc biệt là các ngành công nghiệp khu vực hạ nguồn thực hiện gia công - lắp ráp sản phẩm lại chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng phát triển mạnh. Đó là trường hợp công nghiệp may mặc (chiếm tỷ trọng 3,75%), da giấy (3,22%), sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (12,63%), sản xuất phương tiện vận tải (4,87%) [83, tr183]... Đó là tiệc thực hiện những khâu đơn giản có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Một số ngành trong đó là các ngành có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao và có đóng góp lớn nhất vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, mà điển hình là sản xuất điện thoại di động và may mặc.
Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay (năm 2017 chiếm 21,2%; năm 2018 chiếm 20,3%; sơ bộ năm 2019 chiếm 19,4%, ước tính năm 2020 chiếm 18,1%)1. Sự gia tăng mạnh mẽ này chủ yếu là từ đóng góp của các nhà máy do
1 https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/03/xuat-khau-dien-thoai-va-linh-kien-mat-hang-chu-luc- cua-viet
nam/#:~:text=N%E1%BA%BFu%20nh%C6%B0%20n%C4%83m%202010%2C%20xu%E1%BA%A5t,2020%20c hi%E1%BA%BFm%2018%2C1%25).
Samsung đầu tư ở Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, hai nhà máy của Samsung ở Việt Nam là SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp điện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của Samsung Electronics trên toàn cầu. Đối với điện thoại, khoảng 60% sản phẩm Samsung bán ra trên thị trường toàn cầu được lắp ráp sản xuất ở các nhà máy tại Việt Nam2. Các nhà quản lý đưa ra những ưu đãi ở mức cao với kỳ vọng về sự chuyển giao công nghệ từ Samsung và ảnh hưởng lan tỏa của các dự án này tới sự phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. Tuy nhiên, đến nay ở Bắc Ninh chỉ mới có 4 doanh nghiệp nội địa cung cấp cho Samsung những sản phẩm và dịch vụ đơn giản như bao bì, in ấn.
Hàng may mặc là nhóm đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 35,29 tỷ USD. Tỷ trọng của hai hình thức này chiếm tới 96,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, trong đó tỷ lệ gia công chiếm 75,3% và xuất hàng sản xuất từ nguyên, phụ liệu nhập khẩu chiếm 21,2%.
Qua hai ví dụ điển hình trên đây có thể thấy, việc phát triển công nghiệp chế biến dưới hình thức gia công/lắp ráp tuy có thể tạo được tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo thêm được nhiều việc làm, nhưng những nhược điểm của nó cũng bộc lộ ngày càng rõ. Đó là năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp kém và tình trạng lệ thuộc vào nước ngoài cả về yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thứ hai, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tăng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của ngành. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 8% giai đoạn 2011 - 2020, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng khoảng 10% [6] nhưng đang có xu hướng giảm dần.Tỷ lệ VA/GO công nghiệp liên
tục giảm do tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp luôn cao hơn tăng trưởng giá trị gia tăng. Điều này phản ánh ngành công nghiệp trong giai đoạn này vẫn phát triển theo chiều rộng, phát triển các ngành có giá trị gia tăng thấp. Nếu so sánh với một số nước trong khu vực, giá trị gia tăng công nghiệp nước ta đạt được ở mức thấp. Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, thì trong giai đoạn 2011 - 2020, giá trị tuyệt đối của giá trị gia tăng của công nghiệp Việt Nam (MVA) tăng trung bình 11,11% mỗi năm [6]. Tỷ lệ này gần bằng tỷ lệ tăng của Trung Quốc (12,7%) và cao hơn một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan (đều có tỷ lệ này cao nhất là khoảng 8%). Tuy nhiên, nếu tính bình quân giá trị gia tăng theo đầu người thì mức đạt được của Việt Nam lại rất thấp. Điều này phản ánh tính kém hiệu quả của sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
Thứ ba, khả năng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế và kém hiệu quả. Trong điều kiện toàn cầu hóa và xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế thế giới, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu là yêu cầu tất yếu trong phát triển công nghiệp của mỗi nước. Là nước đi sau, việc lựa chọn các khâu để tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu để bảo đảm hiệu quả kinh tế và góp phần phát triển ổn định, bên vững công nghiệp là điều hết sức khó khăn. Trên thực tế, do sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 một số ngành công nghiệp Việt Nam đã tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng thường là những khâu giản đơn, có giá trị gia tăng thấp. Điển hình là công nghiệp may mặc, da giầy, lắp ráp điện thoại, máy vi tính. Các khâu phức tạp, đòi hỏi trình độ công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn đều do các hãng nước ngoài năm giữ, các khâu giản đơn, giá trị gia tăng thấp được thực hiện ở Việt Nam chủ yếu để khai thác lợi thế về lao động dồi dào và giá rẻ.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là sự yếu kém trong phát triển công nghiệp hỗ trợ ở trong nước. Đến lượt mình, sự yếu kém ấy lại có nguyên nhân từ cơ chế chính sách và trong chỉ đạo điều hành phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhà nước thiếu thích ứng và thiếu hiệu quả, không phát huy được vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão hiện nay.
Tóm lại, tuy được xác định là đầu tàu, động lực tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nhưng trình độ đạt được hiện nay của công nghiệp vẫn còn thấp xa so với yêu cầu của nước công nghiệp theo hướng hiện đại.