7. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng tác động đến chuyển dịch cơ cấu nội bộ nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trong những năm qua, với định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiệu quả, bền vững, Nhà nước đã chú trọng tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, gắn kết công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, nhất là lương thực, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đóng góp cho xuất khẩu. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và mở rộng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp... đã có tác động tích cực đến tạo thêm việc làm và xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh những thành tựu đó, chuyển dịch cơ cấu nội tại nông nghiệp, nông dân và nông thôn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề gay gắt đòi hỏi phải nghiên cứu giải quyết.
Trong những năm qua, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Đây cũng là bộ phận thu hút phần
lớn lao động nông thôn, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho dân cư, nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và nguồn hàng xuất khẩu.
Ngành lâm nghiệp có quy mô nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tỷ trọng này đang có xu hướng giảm do tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của khu vực nông lâm, ngư nghiệp. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp giai đoạn 2005-2017 khoảng từ 2,8%/năm đến 4,7%/năm [75, tr 169]. Điều đáng chú ý là trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, giá trị của trồng rừng chỉ chiếm trên 10%, còn lại là giá trị của khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. Tốc độ khai thác rừng lớn hơn nhiều so với tốc độ trồng rừng là một thực tế đáng lo ngại đe dọa trực tiếp sự phát triển theo yêu cầu bền vững.
Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh được coi là dấu hiệu tích cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp: khai thác lợi thế từng vùng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và lao động sang ngành có thu nhập và giá trị gia tăng cao, gắn với yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Tỷ trọng ngành thủy sản trong tổng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp giai đoạn 2005-2017 trong khoảng từ 17,8%/năm đến 23,8%/năm [75, tr 170]. Tuy nhiên, trong sự phát triển của ngành cũng xuất hiện nhiều hạn chế, bất cập: tính tự phát còn khá đậm nét; cảnh quan và môi sinh nhiều vùng bị phá vỡ, mất cân đối giữa nuôi trồng và chế biến; chưa bảo đảm yêu cầu an toàn thực phẩm do sử dụng quá mức một số hóa chất.
Đối với chuyên dịch cơ cấu nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp, nét nổi bật trong phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta trong những năm qua là từ nền nông nghiệp độc canh tập trung vào cây lúa, mang nặng tính chất tự cấp tự túc đang chuyển mạnh sang nên nông nghiệp hàng hóa toàn diện và thâm canh, phát huy lợi thế về tự nhiên và truyền thống sản xuất của từng vùng. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng mạnh tới sản xuất nông nghiệp dẫn đến bước đầu hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung (lúa, cây ăn quả, cây thực phẩm,
cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Sản xuất nông nghiệp không những đã bảo đảm được an ninh lương thực, cung cấp loại thực phẩm cơ bản cho thị trường trong nước, nguyên vật liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, mà còn có những đóng góp to lớn vào xuất khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra chậm chạp. Năm 1976, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 77,9% giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 19,3% và dịch vụ chiêm 2,8%; đến năm 2013, các tỷ trọng này lần lượt là 71,5%, 26,3% và 2,2% [83, tr191]. Trồng trọt, trong đó chủ yếu là cây lúa, vẫn là ngành sản xuất chủ yếu và chiếm vị trí áp đảo trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngành chăn nuôi tuy bước đầu phát triển chăn nuôi công nghiệp với việc hình thành một số trang trại có quy mô vừa và nhỏ, các loại giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến, nhưng trong nhiều năm tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Các ngành nghề phi nông nghiệp được khuyến khích phát triển, nhưng chưa vượt qua được những khó khăn về thị trường, vốn, công nghệ và ở nhiều nơi vẫn được coi là những nghề phụ. Vì vậy, việc thực hiện phân công lao động tại chỗ theo yêu cầu "rời ruộng không rời làng" chưa được phát triển rộng rãi.
Sản xuất nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng bấp bênh, người sản xuất hàng hóa ở nông thôn gặp nhiều rủi ro thị trường thường bị "lép vế" trong quan hệ giao thương với các chủ thể tiêu thụ và chế biến nông sản. Điều đó có nguyên nhân từ sự hạn chế về năng lực của những người sản xuất hàng hóa ở nông thôn và từ sự hạn chế trong quản lý nhà nước với nông nghiệp và nông thôn. Tính tự phát trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp còn khá đậm nét do người sản xuất ở nông thôn chịu sự điều tiết tự phát của thị trường, khả năng liên kết với nhau trên thị trường còn yếu kém. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức
khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư chưa quan tâm đúng mức đến giúp đỡ người sản xuất nâng cao năng lực thị trường. Điều này đã dẫn đến nhiều sản phẩm sản xuất ra khó tìm được thị trường tiêu thụ; tình trạng "được mùa, rớt giá" xảy ra nhiều năm nay nhưng chưa tìm được cách khắc phục. Lợi ích của người nông dân trong trao đổi hàng hóa không được bảo đảm dẫn đến giảm động lực trong sản xuất; đã xảy ra tình trạng nông dân bỏ đất không canh tác hoặc trả lại ruộng cho hợp tác xã.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn cho thấy rõ sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ của nông nghiệp và nông thôn là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc nhưng còn nhiều bất cập trong tìm cách giải quyết. Mặc dầu do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những bước tiến mạnh so với trước đây, nhưng sự phát triển nông nghiệp và nông thôn còn thấp xa so với yêu cầu và tiềm năng. Kinh tế nông thôn chủ yếu phát triển theo chiều rộng dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về đất đai và sức lao động giản đơn, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các loại nông sản hàng hóa còn thấp kém. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chậm chạp và ngày càng bộ lộ rõ tính lạc hậu, kém hiệu quả. Mức độ đầu tư và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế. Chênh lệch thu nhập, mức sống vật chất và tinh thân giữa nông thôn các vùng, giữa nông thôn và thành thị có xu hướng ngày càng dãn ra. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đang đứng trước những thách thức gay gắt. Đó là thách thức giữa yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ thích ứng với xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại của thế giới với năng lực, trình độ thấp kém của lao động nông thôn và tính tiểu nông thủ cựu vẫn còn ảnh hưởng nặng nề với mỗi người nông dân Việt Nam.
2.3. Thực trạng tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh các ngành dịch vụ truyền thống tiếp tục được phát triển và từng bước hiện đại hóa, nhiều loại hình dịch vụ mới được xuất hiện phù hợp với quá trình phát triển công nghiệp, của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ thường cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước không ngừng tăng cao: năm 2000 chiếm 38,7% đến năm 2020 chiếm 41,63% [Tổng cục thống kê, 2020].
Đối với dịch vụ bán buôn và bán lẻ, thương mại bán buôn và bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và đóng vai trò quan trọng giữa sản xuất với tiêu dùng, nối liền sản xuất trong nước với thị trường quốc tế. Cùng với sự tồn tại và phát triển các loại chợ truyền thống ở các đô thị và vùng nông thôn, các loại hình phân phối hàng hóa hiện đại đang có xu hướng phát triển mạnh. Đến năm 2017 cả nước đã có 958 siêu thị và 188 trung tâm thương mại lớn [Niên giám thống kê 2017]. Theo lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ thương mại, trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều hãng phân phối lớn của nước ngoài trên thị trường Việt Nam.
Cùng với việc ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý và trong đời sống, việc phổ cập internet, các thiết bị di động và điện thoại thông minh trong những năm gần đây, nên dịch vụ thương mại điện tử với nhiều hình thức khác nhau đang được phát triển ngày càng rộng rãi ở nước ta.
Đối với dịch vụ ngân hàng – tài chính – bảo hiểm, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm được phát triển cùng với sự phát triển cùng với sự phát triển kinh tế. Tỷ trọng giá trị dịch vụ ngân hàng – tài chính – bảo hiểm trong cơ cấu các loại hình dịch vụ thường ở mức cao. Năm 2017, với tỷ trọng 5,47% trong tổng sản phẩm trong nước của toàn bộ nền kinh tế
[75, tr172], dịch vụ ngân hàng – tài chính – bảo hiểm đứng hàng thứ hai sau dịch vụ thương mại.
Trong ba lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng thương mại (tín dụng; đầu tư; dịch vụ), hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống đã được các ngân hàng thương mại Việt Nam khai thác một cách triệt để, còn hoạt động đầu tư lại chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là khi thị trường biến động. Hướng tới yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút rộng rãi khách hàng và mở rộng thị phân, các ngân hàng thương mại nước ta đã chú trọng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Cùng với việc phát triển các loại hình dịch vụ truyền thống, các ngân hàng thương mại đang phát triển mạnh các loại hình dịch vụ hiện đại, đặc biệt là ngân hàng điện tử (E.banking).
Trong những năm qua, bên cạnh những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống ngân hàng - tài chính của nước ta cũng bộc lộ rõ những hạn chế yếu kém, trong đó nổi bật là tình trạng nợ xấu tăng cao. Trong những năm tới, nếu việc thực hiện kiên quyết và có hiệu quả các nội dung của tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại, thì chất lượng dịch vụ ngân hàng - tài chính sẽ được nâng cao, các ngân hàng thương mại sẽ phát huy đầy đủ hơn vai trò tích cực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với Dịch vụ logistics, cùng với quá trình phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ khi tế quốc tế, nhu cầu dịch vụ logistics của nước ta rất lớn (về giá trị, có thể lên tới 15 - 20% Tổng sản phẩm trong nước, trong đó riêng khâu vận tải chiếm 40 - 60%). Khi mở cửa thị trường dịch vụ logistics theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, dịch vụ logistics là một trong những lĩnh vực có độ hấp dẫn cao với các nhà đầu tư nước ngoài.
Do loại hình dịch vụ này mới phát triển ở Việt Nam, trong thống kê chính thức của Việt Nam không có thống kê đầy đủ về dịch vụ logistics, mà chỉ có thống
kê về dịch vụ vận tải, kho bãi (một phần trong các khâu của dịch vụ logistics). Năm 2012, tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển là 100.728 triệu T.km, với tổng giá trị đạt được là 28.013 tỷ đồng, dịch vụ vận tải, kho bãi chiếm 3,60% trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước; năm 2013, tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển là 219.479 triệu T.km, tổng giá trị đạt được 107.123 tỷ đồng, loại hình dịch vụ này chỉ chiếm 2,99% [83, tr199].
Số lượng doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ logistics chưa nhiều và năng lực còn thấp, chủ yếu mới thực hiện dịch vụ đơn giản như giao nhận và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đại diện cho các công ty vận chuyển thông báo đến khách hàng tình hình vận chuyển hàng hóa, phát hành lệnh giao hàng khi tàu cập cảng, hoặc đại diện các hãng tàu thu phí... Mặt khác, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển, nhưng do tập quán mua CIF bán FOB và không doanh nghiệp Việt Nam nào đủ khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển xuyên suốt trên lãnh thổ, kết nối với thị trường quốc tế nên chỉ khai thác được một phần nhỏ thị phần trong số 90% hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam (được vận chuyển bằng đường biển), phần còn lại rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã đề cập đến nhiệm vụ hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, trong đó có dịch vụ logistics. Tuy nhiên, thực tế thực hiện trong những năm qua loại hình dịch vụ này vẫn chưa phát triển tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.
Đối với dịch vụ du lịch, sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ tạo điều kiện chưa từng có cho loại hình dịch vụ này phát triển. Ví dụ, với công nghệ thông tin truyền thông phát triển, người ta có thể ngồi tại nhà lựa chọn địa điểm và đặt các tour du lịch… Ngành du lịch do đó, đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Số lượng khách quốc tế tăng nhanh, từ 5 triệu lượt năm 2010 lên 18 triệu lượt năm 2019, bình quân tăng khoảng 15%/năm, đóng góp trực tiếp khoảng 10% GDP [6].
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái có xu hướng gia tăng, nhiều di tích không được bảo quản đúng mức và trùng tu đúng cách gây hư hỏng hoặc biến dạng, chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch. Sự phối hợp trong hoạt động du lịch với các ngành như văn hoá nghệ thuật, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ thiếu đồng bộ, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện, trộm cắp, mất an toàn cho khách còn diễn ra; chất lượng kết cấu