Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của cách mạng công

Một phần của tài liệu Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 78)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của cách mạng công

nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Đổi mới nhận thức về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Muốn phát huy tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ ràng việc đầu tiên là phải có nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ, nhận thức, đặc biệt là nhận thức khoa học giúp con người nhận rõ bản chất, tính quy luật, các mối liên hệ, xu thế phát triển của mọi sự vật, hiện tượng khách quan và cũng nhờ đó con người đưa ra những

cách thức, phương pháp phù hợp, hiệu quả trong mọi hành động, hoạt động thực tiễn của mình một cách tự giác, có ý thức, có kế hoạch. Nhận thức khoa học đóng tác động là kim chỉ nam cho mọi hoạt động thực tiễn, nhận thức đúng là cơ sở cho hành động đúng.

Cùng với đó, từ nhận thức khoa học, con người luôn tìm cách ứng dụng và tạo ra các công nghệ, phương tiện, phương pháp để nâng cao năng suất, hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, từ đó con người cải biến tự nhiên, chuyển hóa những tiềm năng của giới tự nhiên thành những sản phẩm, của cải vật chất, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Như vậy, chỉ khi nâng cao nhận thức đúng đắn về cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì Việt Nam mới phát huy tối đa những đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh vốn có.

Nhận thức đúng đắn cũng giúp con người chuyển từ hoạt động tự phát, thiếu tổ chức sang hoạt động tự giác, có tổ chức cao, từ đó có tác dụng kết hợp sức mạnh đơn lẻ của từng cá nhân, từng bộ phận thành khối thống nhất, tạo thành sức mạnh tổng hợp, giúp con người vượt qua khó khăn thách thức trong hoạt động thực tiễn. Nhận thức đúng đắn nói chung, nhận thức đúng đắn về cách mạng khoa học và công nghệ, tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng có ý nghĩa quan trọng để Đảng, Nhà nước đề ra cách phương hướng, chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển, phát huy tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mang tính khả thi.

+ Đối với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước, để nâng cao trình độ nhận thức về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải tiến hành trong toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội. Trong đó, trước hết và quan trọng nhất là đến bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước bởi đây là điểm xuất phát, là trung tâm điều khiển, là đầu não chỉ huy của hệ thống tổ chức chính trị, xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý, tổ chức thực hiện của chính quyền được thể

hiện qua vai trò, chức năng hoạch định, đề ra những chủ trương, đường lối, phương hướng, nghị quyết của cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền. Chính điều đó đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ nhận thức về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền.

Mặt khác, việc nâng cao nhận thức về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải thực hiện trong bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền để tạo sự tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, xã hội tránh tình trạng tiến hành một cách tùy tiện, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất giữa các ngành, các cấp dẫn đến làm suy giảm tác động, sức mạnh của khoa học và công nghệ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Để thực hiện được điều đó cần phải quán triệt sâu sắc, toàn diện và thường xuyên trong các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, có kế hoạch từng bước nâng cao trình độ, thường xuyên cập nhật những tri thức mới của khoa học và công nghệ nói chung đến cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền.

Cùng với đó, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu cơ bản về cách mạng công nghiệp 4.0 để cung cấp thêm và cập nhật kiến thức về cuộc cách mạng đó làm cơ sở lý luận nền tảng, luận cứ cho các chủ trương, đường lối, hoàn thiện, phát triển các chủ trưng đường lối về cách mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta. Cũng nên xây dựng bộ môn khoa học luận trong hai trường đại học khoa học tự nhiên cấp quốc gia ở Hà Nội và ở TP HCM là nơi có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu và khái quát các kết quả của ngành khoa học luận, lịch sử kỹ thuật, công nghệ và công nghiệp để tạo những luận cứ, cơ sở lý luận cho việc đề xuất những tư tưởng mới, chủ trương, đường lối mới trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ và công nghiệp nước nhà.

+ Đối với các cơ quan quản lý, tổ chức sản xuất – kinh doanh cần tập trung tiến hành nâng cao nhận thức về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như sự phát triển và lợi ích của chính các cơ quan quản lý,

các tổ chức sản xuất – kinh doanh. Bởi vì, các phương hướng, đường lối, chủ chương, các cơ chế, chính sách về phát triển, phát huy tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 phải được các cơ quan quản lý về khoa học và công nghệ, các cơ quan quản lý chuyên ngành, cùng với các địa phương thiết kế, triển khai, tổ chức thực hiện vào các doanh nghiệp, các đơn vị cơ sở và đời sống xã hội. Đồng thời, đây cũng chính là những cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng giám sát, điều khiển, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, phương hướng, chủ trương, chính sách...của Đảng, chính quyền về phát huy tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó xác định sự phù hợp, tính hiệu quả của từng chủ trương, phương hướng, giải pháp để tiếp tục tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Đảng, chính quyền trong việc hoạch định, hoàn thiện, điều chỉnh chủ trương, đường lối, cơ chế, giải pháp nhằm phát huy cao độ tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất và đời sống xã hội. Hơn thế nữa, các cơ sở sản xuất – kinh doanh chính là trung tâm của việc đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp công nghệ cao, là nơi ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để phát triển sản xuất, nâng cao hàm lượng tri thức khoa học và giá trị gia tăng trong sản phẩm dịch vụ do mình cung ứng.

+ Đối với người lao động và nhân dân: cần nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt là người lao động về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vì những nghị quyết, chủ trương, đường lối, phương hướng, giải pháp phát huy tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 có trở thành hiện thực hay không suy đến cùng là do nhân dân thực hiện. Cho nên, một khi người lao động nhận thức đúng, thì những nhận thức khoa học đó sẽ không chỉ là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn của họ, mà nó còn tạo thành động lực lớn lao liên kết, tổ chức họ lại để thực hiện mục tiêu chung, tạo thành sức mạnh to lớn thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển và chỉ khi nhận thức khoa học được thâm nhập vào người lao động, nó mới thực sự nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của xã hội, khi đó khoa học

mới trở thành sức mạnh. Mặt khác, do trình độ nhận thức của người dân cũng như người lao động ở Việt Nam nhìn chung còn thấp nên yêu cầu muốn phát huy tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cần phải nâng cao nhận thức khoa học và công nghệ cũng như tác động của nó trong sản xuất – kinh doanh và đời sống xã hội. Điều này không chỉ có tác dụng trực tiếp nhằm nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh mà hơn thế nữa khi trình độ khoa học và công nghệ được nâng cao, người dân sẽ ý thức được tác động của những công nghệ lạc hậu, sản phẩm dịch vụ do công nghệ lạc hậu cung ứng ảnh hưởng xấu đến môi trường, đến sự biến đổi khí hậu, sự tiêu hao năng lượng trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tuổi thọ và môi trường sống của con người...khi đó, họ sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ do công nghệ cao cung ứng. Chính điều đó lại tạo yêu cầu, điều kiện cạnh tranh và trở thành động lực thúc đẩy đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, phát triển công nghệ cao từ đó đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế tri thức.

Để nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư, cần tăng cường tuyên truyền, thường xuyên phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này, nhưng lại phát vào các giờ và các nội dung không hoàn toàn thích hợp. Cần tích hợp các nội dung phù hợp với các hình thức đa dạng của chương trình, thời gian phát hành và các loại hình phương tiện một cách thích hợp hơn.

Với sinh viên các ngành học kỹ thuật, công nghệ trong các trường đại học cần tăng cường giảng dạy các nội dung về cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của nó, các chính sách công về quản lý khoa học, công nghệ, pháp luật về khoa học, công nghệ, đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ và những hiểu biết về cách mạng công nghiệp 4.0 về các cuộc cách mạng công nghiệp.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới đang diễn ra như vũ bão, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đang tràn vào nước ta nhanh chóng và mạnh mẽ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bắt đầu có ảnh hưởng, xu hướng số hóa các thông tin, kiến thức, xuất bản phẩm, báo chí đang diễn ra sâu rộng, cùng với việc xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa đã được khởi động, việc số hóa và tổ chức lại hệ thống thư viện của hai Viện Hàn lâm và của các trường đại học trên cả nước là rất cần thiết. Hiện nay trong các trường đại học, ngoài thư viện chung của nhà trường, ở các khoa đều có thư viện chuyên ngành của khoa. Cả nước có trên 400 trường đại học, quá nửa trong đó có hệ thống thư viện trường và các khoa. Tại hai Viện Hàn lâm bên cạch Thư viện Khoa học xã hội (thuộc VASS) và thư viện Khoa học và Công nghệ quốc gia (thuộc VAST), còn có hệ thống thư viện chuyên ngành của các Viện trực thuộc. Tình trạng phân tán nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực) và tính hiệu quả thấp của hệ thống các thư viện đó, gây lãng phí nguồn lực quốc gia, kìm hãm việc số hóa các thư viện. Việc sắp xếp lại hệ thống các thư viện một cách khoa học, hợp lý sẽ đẩy nhanh tốc độ số hóa các thư viện, nâng cao hiệu quả đầu tư của Chính phủ vào lĩnh vực này.

3.2.2. Chú trọng xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách khoa học và công nghệ nhằm phát huy tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0

Như đã phân tích, một trong những nguyên nhân khiến khoa học công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là cơ chế, chính sách phát huy vai trò của khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Thiếu cơ chế phù hợp với tính đặc thù của hoạt động trí tuệ nhằm tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Từ thực trạng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đồng thời để những nhận thức của khoa học và công nghệ được hiện thực hoá vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội từ đó phát huy hơn nữa vai trò của nó với chuyển dịch cơ cấu kinh

tế thì Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chủ trương, cơ chế, chính sách. Bởi hệ thông chủ trương, cơ chế, chính sách vừa thể hiện ý chí, quyền lực, năng lực lãnh đạo, điều hành quản lý xã hội của Đảng, chính quyền, vừa là định hướng, đặt ra mục tiêu, nội dung cho khoa học và công nghệ phát triển và phát huy vai trò đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Không những thế hệ thống chủ trương, cơ chế, chính sách còn có tác dụng là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy, khuyến khích, điều chỉnh sự phát triển, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối vối từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương. Chính những điều đó đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm phát triển, phát huy tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

Trong những năm qua cùng với việc triển khai thực hiện tốt những chủ trương, đưồng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ, Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm phát triển, phát huy cao độ vai trò của khoa học và công nghệ đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, nhất là đối với những ngành công nghiệp mũi nhọn có giá trị gia tăng cao, có lợi thế so sánh và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (như cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp phụ trội...), phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất - kinh doanh và đời sống xã hội. Nhiều chủ trương, cơ chế chính sách đã phát huy tác dụng thúc đẩy mạnh các nguồn lực khoa học và công nghệ đất nước, phát huy tác dụng trong thực tiễn. Với việc xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, cơ chế, chính sách về phát triên, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc cụ thể hoá, hướng dẫn, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người Việt Nam, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng văn minh, hiện đại. Từ đó đã thúc đẩy viêc phát triển, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao của việc phát triển, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng đất nước ngày càng văn minh, hiện đại, với chât lượng sống tốt, đưa đất nước phát triển ngang tầm khu vực, từng bước hội nhập nền kinh tế tri thức; mặt khác, do sự phát triển bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 thế giới trong thời đại ngày nay đã không chỉ nâng cao vai trò to lớn của khoa học và công nghệ đốì với

Một phần của tài liệu Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)