Kết luận về giả thuyết phù hợp để giải thích cấu trúc kì hạn của lãi suất ở thị

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng dự báo lạm phát bằng TSIR tại Việt Nam (Trang 46 - 47)

6. Kết cấu của đề tài

4.1.1. Kết luận về giả thuyết phù hợp để giải thích cấu trúc kì hạn của lãi suất ở thị

trường trái phiếu Việt Nam

Nghiên cứu này đã cung cấp nhiều bằng chứng thực nghiệm về sự bác bỏ EH. Thứ nhất, độ chênh lệch giữa các lãi suất dài hạn có tác động ngược chiều đến lượng thay đổi của lãi suất trong tương lai. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã chứng minh rằng giả thuyết hệ số hồi qui của biến spread không bằng lãi suất dài hạn trung bình, điều này không đúng với quan điểm của EH. Thứ hai, có thể dự đoán EHR bằng các giá trị trễ trong quá khứ hoặc spread. Khả năng dự đoán EHR rất cao chứng tỏ EH bị bác bỏ. Thứ ba, phần bù kì hạn biến đổi theo thời gian thay vì là hằng số như EH đòi hỏi.

Lãi suất trái phiếu ở các kì hạn có xu hướng biến động cùng nhau và sự tồn tại của phần bù kì hạn cho thấy lí thuyết thị trường phân đoạn với quan điểm về sự tách biệt của các thị trường trái phiếu có kì hạn khác nhau và không tồn tại phần bù kì hạn bị bác bỏ.

Kết quả ước lượng phần bù kì hạn cho thấy phần bù kì hạn có sự biến động về dấu, có lúc nhận giá trị âm, có lúc nhận giá trị dương, cho thấy nhà đầu tư có sự yêu thích và ưu tiên đầu tư vào một trái phiếu ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ từng giai đoạn, không nhất thiết là trái phiếu ngắn hạn. Điều này dẫn đến nghi ngờ rằng giả thuyết về môi trường ưu tiên tỏ ra phù hợp với thị trường trái phiếu Việt Nam hơn là lí thuyết ưa thích thanh khoản với quan niệm rằng phần bù kì hạn là số dương, tức là nhà đầu tư yêu thích trái phiếu ngắn hạn hơn.

Chúng tôi đã cố gắng tìm ra nguyên nhân giải thích lí do EH bị bác bỏ như giả thuyết về sự phản ứng quá mức của lãi suất dài hạn đối với lãi suất ngắn hạn; giả thuyết về sự ổn định của lãi suất dài hạn hay giả thuyết về phần bù kì hạn biến đổi theo thời gian. Kết quả cho thấy sự bác bỏ giả thuyết về việc lãi suất dài hạn phản ứng quá mức đối với lãi suất ngắn hạn và do đó, đây không thể là nguyên nhân khiến EH bị bác bỏ. Chúng tôi tìm ra mức độ biến động của lãi suất dài hạn tương đối thấp trong giai đoạn nghiên cứu, do đó, chúng tôi đặt ra giả thuyết rằng sự ổn định lãi suất trong dài hạn có thể là nguyên nhân dẫn đến EH bị bác bỏ, tương tự tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự biến động theo thời gian của phần

bù kì hạn vốn được xem là một nguyên nhân dẫn đến việc dự đoán lãi suất từ TSIR không như những gì EH đề nghị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng dự báo lạm phát bằng TSIR tại Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)