0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Con người miền núi hồn nhiên, mãnh liệt trong tình yêu và tình dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THƠ TÌNH YÊU CỦA Y PHƯƠNG (Trang 50 -53 )

B. NỘI DUNG

2.2.3. Con người miền núi hồn nhiên, mãnh liệt trong tình yêu và tình dục

Xuân Diệu-ông hoàng của thơ tình đã từng khẳng định: "Làm sao sống

được mà không yêu/không nhớ, không thương một kẻ nào". Tình yêu là thứ

tình cảm không thế thiếu trong cuộc đời mỗi ngườị Khi yêu, người ta thường dành hết thời gian, sức lực, trí tuệ...cho người mình yêụ Với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao quen "nói ít làm nhiều", tình yêu của họ lại càng dữ dội hơn bao giờ hết. Đó là lý do mà hình ảnh con người miền núi đắm say, mãnh liệt trong tình yêu được lên trong hầu hết các bài thơ tình của những nhà thơ có tên tuổị

Đọc thơ Dương Thuấn, ta gặp hình ảnh một chàng trai có trái tim yêu dữ dội và đầy lãng mạn: "Gõ vào trái tim anh mang hình em/Hiện lên thành

những câu thơ lấp lánh" (Đàn gió). Hình tượng nhân vật trữ tình "anh" luôn

mang trong tim mình hình ảnh của cô gái xứ mây vừa cụ thể, vừa xa xôị Hình tượng ấy là nguồn cảm hứng dạt dào để Dương Thuấn thể hiện thành công hơn 300 bài thơ tình đặc sắc.

Thơ Y Phương cũng không nằm ngoài guồng quay ấỵ Trong thơ tình của ông, hình ảnh con người miền núi mãnh liệt khi yêu được mô tả một cách chân thực, tinh tế. Bài thơ sau là một ví dụ:

Ước gì ta là ruồi

Đậu lên mái tóc người ta yêu

Chả sao Yêu dù nát

Đẹp hơn ngọc vỡ

(Điều ước giản dị)

Với người miền núi, khi đã yêu, họ không ước có nhà cao cửa rộng, vật chất đủ đầỵ Điều ước của họ thật đơn giản, mộc mạc: ước được gần gũi, luôn luôn ở bên cạnh người mình yêụ Chỉ như thế đã là quá đủ. Và họ sẵn sàng đánh đổi tất cả cho ước mơ ấy, kể cả mạng sống của mình. Yêu hết mình cho dù có tan nát vẫn đẹp hơn "ngọc vỡ".

Khắc họa hình ảnh người miền núi khi yêu, Lò Ngân Sủn cho ta thấy họ là những con người rất bản năng, mãnh liệt như con sói, con trâu, con hổ, con gấu: "Anh yêu em/Như con sói đói mồi/Như con trâu đói cỏ/Như con hổ

đói ăn/Như con gấu đói mật".

Y Phương cũng có cách so sánh tương tự như vậy:

Ông già trăm năm cô đơn yêu em như điên Yêu như gấu đói

Yêu em như hổ khát

Yêu như cuồng phong, yêu như bão táp Yêu em anh sẵ sàng nhảy vào lửa Để biết mình có phải vàng ròng

(Tình yêu trăm tuổi)

Không chỉ mãnh liệt trong tình yêu, họ còn rất bản năng, dữ dội trong tình dục:

Anh và em

Cùng tùm xuống sông Nước ôm trọn hai người

Nước râm ran nóng từ ngón chân lên đầu Bùm bùm hai bên ngực

Xập xòa chúm chím nhũ

Bài thơ đã cho ta thấy các chàng trai, cô gái miền núi yêu say đắm, mãnh liệt, sống thật mình, sống hết mình với những khao khát hoang dại nhưng đầy tính nhân văn, nhân bản. Nguyên nhân của sự mãnh liệt, hoang dại ấy là do họ sống trong những bản làng heo hút, đất rộng, người thưa, thú dữ, giặc giã rình mò. Vì vậy phải con người phải sinh sôi, nảy nở mãnh liệt để sản xuất và chiến đấu, bảo vệ cuộc sống yên bình. Cũng bởi lẽ đó mà Y Phương ngợi ca tình yêu phồn thực. Khi yêu, người miền núi luôn muốn được cháy hết mình trong cảm giác của sự hòa hợp ở mức độ cao nhất đối với người mình yêụ Những khao khát ấy làm nên sức mạnh kì diệu để họ có thể giành quyền chủ động hoàn toàn trong cách thể hiện tình yêu của mình khi "mùa hoa" – mùa của sự sống sinh sôi, mùa của ái ân đến: "Mùa hoa/Mùa đàn

bà/Đủ sức vác ông chồng/Chạy phăm phăm lên núi" (Mùa hoa).

Bài thơ Hai chiếc xe đạp không chân chống một lần nữa khẳng định điều ấy: Hai chiếc xe đạp không chân chốn/Dính vào nhau//Không cần

khó/Hai chiếc xe đạp không chân chống/Dính chặt nhau/Và không thể gỡ.

Khao khát yêu và được yêu luôn rực cháy trong tâm hồn mỗi người miền núị Bởi vậy, Y Phương đã viết bài thơ Đôi chân như một lời kêu gọi:

Giờ còn khỏe ngày nào Hãy yêu nhau đi

Yêu như ngày mai trời sập Đừng đắn đo gì hết

Nào chân ơi chân Hãy gác mau lên đi Xin đừng bỏ phí

(Đôi chân)

Lo sợ trước sự trôi chảy và sức tàn phá khủng khiếp của thời gian, nhà thơ cất lên tiếng nói từ tận đáy lòng: Hỡi những chàng trai, cô gái miền núi, khi ta còn trẻ, còn khỏe, còn có thể yêu thì hãy cứ yêu hết mình, hãy yêu khi còn còn thể, hãy yêu như thể hôm nay là ngày cuối cùng được yêụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THƠ TÌNH YÊU CỦA Y PHƯƠNG (Trang 50 -53 )

×