0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Con người miền núi giàu đức hy sinh trong tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THƠ TÌNH YÊU CỦA Y PHƯƠNG (Trang 53 -54 )

B. NỘI DUNG

2.2.4. Con người miền núi giàu đức hy sinh trong tình yêu

Với người miền núi, yêu là sự "đồng cam cộng khổ" trong cuộc sống, là cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn: Em ơi em/Ta cùng cúi nhặt/Từng hạt

gạo vương vãi trên nền nhà/Ngôi nhà ngần ấy năm/Ta nhốt tặ..)/Em ơi em

/Tình yêu con đường dài/Càng đi càng biết mình/Càng cho càng đầy mãi

(Tình yêu càng cho càng đầy). Tình yêu giống như một con đường dài, nếu

chỉ đi một đoạn ngắn thì chưa thể biết và hiểu con đường ấy như thế nàọ Càng đi xa ta mới càng cảm nhận nó một cách đầy đủ nhất. Con đường tình yêu ấy chứa đựng đầy những khó khăn vất vả nhưng chỉ cần hai người cùng nhau vun đắp hạnh phúc, cùng nhau đón nhận từng "hạt gạo", từng "hạt sáng" vương vãi thì cho dù nó nhỏ bé nhưng cũng đủ để làm ta ấm lên và tiếp tục chinh phục con đường hạnh phúc ấỵ

Và yêu không chỉ là "nhận" mà còn là sự "cho" đi bởi tình yêu "càng cho càng đầy": Một giây bằng một ngày/Một ngày bằng mười năm/Một năm

bằng đời người/Ta nghe mênh mông nói/Sống/Nghĩa là cho/Cho rất nhiều

không hề đòi lại/Đó là tình yêu (Sống).

"Cho" đi trong tình yêu của chàng trai được thể hiện từ những việc làm nhỏ nhất:

Tự tay anh nhặt rau cho em Tự tay anh lau mồ hôi cho em Tự tay anh dọn nhà cho em...

Để hơi thở anh ấm trong từng việc làm, trong từng đồ vật Dù em đi xa hay về gần

Đều có bóng hình anh

(Sa mạc yêu)

Chàng trai luôn quan tâm, chia sẻ mọi công việc cùng cô gái: nhặt rau, dọn nhà...rồi giúp người mình yêu lau đi những giọt mồ hôi vất vả, lam lũ. Hành động ấy dù nhỏ bé, đơn giản nhưng nó là thứ tình cảm chân thành, nồng

hậu, xuất phát từ một trái tim biết yêu, biết chia sẻ. Và chính sự "cho đi" ấy đã khiến cho tình yêu của họ trở nên vĩnh cửụ Dù cô gái có đi đâu xa, có làm công việc gì thì trong đầu cũng luôn tồn tại hình ảnh chàng trai với những ấm áp, yêu thương.

Sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ Tày còn được hiện lên rõ nét trong bài Sống đời:

Em là đất

Đất nhận hết về mình

Không từ một điều gì tột cùng

(Sống đời)

Ở đây, vẻ đẹp của người phụ nữ với đức hi sinh hiện lên thật cao cả. Người phụ nữ - người mẹ - người vợ được ví như là đất. Đất nhận hết về mình mọi thứ: lá cây, rác rưởi, phân, xác động vật chết...để dồn hết tinh lực cho cây, tạo ra hoa thơm quả ngọt. Còn người phụ nữ thì nhận hết khó khăn về mình một cách vô điều kiện để chồng con được hưởng hạnh phúc. Yêu là cho đi, yêu là sự hi sinh hết mình, yêu là vậy đấy!

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THƠ TÌNH YÊU CỦA Y PHƯƠNG (Trang 53 -54 )

×