0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giọng điệu nghệ thuật trong thơ tình yê uY Phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THƠ TÌNH YÊU CỦA Y PHƯƠNG (Trang 88 -88 )

B. NỘI DUNG

3.3. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ tình yê uY Phương

Thơ là tiếng nói của cảm xúc, là câu chuyện của trái tim. Do đó, khi tiếng nói của tâm hồn được cất lên thì cũng là lúc những bản nhạc lòng vang lên. Nhạc lòng của thi sĩ hòa với nhạc tính của âm thanh ngôn ngữ đã tạo nên những cung bậc, thanh âm khác nhaụ

Dưới góc độ lý luận văn học, giọng điệu nghệ thuật thể hiện sắc thái tình cảm, lập trường, thái độ của nghệ sĩ đối với cuộc sống nên nó sẽ rất đa dạng, phong phú. Nó không chỉ là vấn đề thuộc về phong cách nghệ thuật mà còn là yếu tố quan trọng tạo thành tư tưởng, nội dung tác phẩm. Giọng điệu là một yếu tố thuộc về nghệ thuật, nó chi phối đến các bình diện hình thức, được bộc lộ qua các dấu hiệu hình thức, cho nên nó có vai trò rất quan trọng, đem lại cá tính sáng tạo, phong cách riêng của nghệ sỹ qua tác phẩm của mình.

Thơ trữ tình bản thân nó đã rất khác với các thể loại văn học khác, nó như là một bản tự thuật tâm trạng. Trong thơ thể hiện những mảng tâm trạng điển hình, những lát cắt cảm xúc mãnh liệt. Bởi thế, ngoài âm và nghĩa ra còn có giọng. Giọng thơ ít nhiều thể hiện phong cách của tác giả. Ta bắt gặp vô vàn những giọng điệu thơ khác nhaụ Giọng hồn nhiên mà sâu lắng của Lâm Thị Mĩ Dạ, giọng nồng nàn, say đắm của Xuân Quỳnh, giọng cay đắng có phần xót xa của Đoàn Thị Lam Luyến…

Với Y Phương, ông sử dụng linh hoạt, đa dạng các giọng điệu nghệ thuật trong thơ tình yêu của mình. Trong đó, giọng điệu ngợi ca là giọng điệu chủ đạo trong những sáng tác ở giai đoạn đầu, khi nhà thơ còn trẻ. Giọng điệu hoài niệm, khắc khoải, tiếc nuối và giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý xuất hiện nhiều trong các sáng tác khi nhà thơ bước sang tuổi xế chiềụ Việc sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau sẽ mang lại hiệu quả cao trong biểu đạt cảm xúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THƠ TÌNH YÊU CỦA Y PHƯƠNG (Trang 88 -88 )

×