8. Cấu trúc của luận án:
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Năng lực
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh “Competentia” có nghĩa là “gặp gỡ”. Năng lực được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, đã có nhiều cách hiểu, cách thể hiện khác nhau: Theo quan điểm di truyền học yếu tố di truyền có sẵn và yếu tố môi trường sống xung quanh sẽ quyết định năng lực, xem nhẹ yếu tố học tập, rèn luyện. Còn theo quan điểm các nhà tâm lý học yếu tố hoạt động và học tập sẽ quyết định năng lực, có thể coi năng lực là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân để hoàn thành tốt một hoạt động.
Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là 1/ khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. 2/ Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” [42]. Từ điển tâm lý học, bách khoa toàn thư, bách khoa Việt Nam đều cho rằng năng lực là đặc điểm đặc trưng của cá nhân để thực hiện thành công một hoạt động [17], [54], [55].
Theo cách hiểu của Đặng Thành Hưng [31] “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. Có cùng quan điểm này Hoàng Hòa Bình [4], cho rằng “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
Khẳng định tính mục đích và kết quả của năng lực tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Năng lực là một tổ hợp đặc điểm tâm lí của một người, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy” [25].
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) [75], định nghĩa “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”. Nguyễn Văn Cường-Bernd Meier: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ
sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [15]. Theo quan niệm này năng lực là khả năng kết hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thái độ tích cực để hoàn thành các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân.
Như vậy đã có nhiều cách khác nhau trình bày định nghĩa về năng lực nhưng đều cho rằng năng lực là khả năng thực hiện, được gắn với kiến thức, kĩ năng, ý thức, thái độ, để thực hiện thành công hoạt động trong điều kiện cụ thể.
Trong luận án này tác giả sử dụng khái niệm năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [10]: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
1.2.2. Công nghệ thông tin và truyền thông
Theo Hội đồng kiểm định giáo dục Hoa Kỳ NACTE (2006) xác định CNTT&TT là “Phần cứng, phần mềm máy tính, âm thanh, dữ liệu, mạng, truyền hình vệ tinh và các công nghệ viễn thông khác; đa phương tiện và công cụ phát triển ứng dụng; các công nghệ này được sử dụng để nhập, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin” [82]. Unesco (2011) định nghĩa [81]: “CNTT&TT là những công nghệ được sử dụng để truyền thông, tạo ra thông tin, quản lý và phân phối thông tin. Định nghĩa rộng về CNTT&TT bao gồm máy tính, Internet, điện thoại, truyền hình, đài phát thanh và thiết bị nghe nhìn”.
Đối với Việt Nam theo Luật Công nghệ thông tin [45], khái niệm “công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Thuật ngữ CNTT trong Luật CNTT có “truyền đưa”, “trao đổi thông tin số” bao hàm cả nội dung CNTT&TT. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tin học định nghĩa [9]: “CNTT&TT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại chủ yếu là máy tính và viễn thông nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
Theo nghiên cứu của Victoria L. Tinio (2003) định nghĩa “CNTT&TT là tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin” [37]. Các công cụ tài nguyên công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông và điện thoại.
Theo Phó Đức Hoà-Ngô Quang Sơn [30] “Công nghệ thông tin là một tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. CNTT&TT là sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và các phương tiện truyền thông để khai thác sử dụng thông tin phục vụ đời sống xã hội.
Cấu trúc, thành phần CNTT&TT bao gồm công cụ, tài nguyên và cách sử dụng CNTT&TT cụ thể:
- Công cụ CNTT&TT: Là gồm phần cứng (máy tính, máy chiếu, cơ sở hạ tầng hệ thống mạng và các thiết bị có chức năng thu nhận, xử lý, truyền tải thông tin khác…) và phần mềm (chương trình, cơ sở dữ liệu, mạng xã hội, thư điện tử…)
- Tài nguyên CNTT&TT: Là thông tin và dữ liệu.
- Sử dụng CNTT&TT: Là cách sử dụng công cụ và tài nguyên CNTT&TT.
Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa “CNTT&TT là tập hợp đa dạng các công cụ, tài nguyên công nghệ và các phương pháp khoa học được sử dụng để giao tiếp, trao đổi, tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin”.
1.2.3. Năng lực sử dụng CNTT&TT
Năng lực sử dụng CNTT&TT là năng lực chung được nhấn mạnh trong dạy học của hệ thống giáo dục nhiều quốc gia. Năng lực này được mô tả bao gồm: “(1) Sử dụng đúng cách các thiết bị CNTT&TT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống CNTT&TT cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. (2) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm
kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống” [11].
Năng lực sử dụng CNTT&TT là “năng lực nhận biết, làm chủ và khai thác công cụ CNTT&TT trong việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn và truy cập thông tin; hình thành ý tưởng, kế hoạch và giải pháp trong hoạt động nhận thức và hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin, hợp tác tuân theo những quy định thuộc phạm trù đạo đức và xã hội khi sử dụng chúng” [5, tr35]. Thành phần cấu trúc của năng lực sử dụng CNTT&TT gồm:
- Làm chủ công cụ CNTT: Hiểu về hệ thống CNTT; Làm chủ dữ liệu kỹ thuật số; Lựa chọn, sử dụng hiệu quả phần cứng, phần mềm; Xác định ảnh hưởng của CNTT đối với xã hội và vấn đề bản quyền.
- Khám phá, truyền thông và sáng tạo dựa trên CNTT: Lập kế hoạch thu thập, tìm kiếm thông tin; Lựa chọn đánh giá thông tin dữ liệu; Hợp tác, chia sẻ và trao đổi; Hình thành ý tưởng, có phương án và giải pháp thực hiện.
Như vậy có thể hiểu năng lực sử dụng CNTT&TT là cách vận hành, sử dụng các phương tiện, thiết bị phần cứng và khai thác chức năng của phần mềm, tiếp cận, quản lý thông tin, giải quyết các vấn đề, ra quyết định, giao tiếp, diễn đạt, sáng tạo, lý thuyết và thực hành.
Với những phân tích nêu trên, tác giả đề xuất khái niệm năng lực CNTT&TT:
“Năng lực sử dụng CNTT&TT là sự huy động tổng hợp đa dạng kiến thức, kĩ năng, thái độ về công nghệ thông tin và truyền thông để giao tiếp, trao đổi, tạo ra, lưu trữ, quản lí thông tin theo các quy định về pháp lí, chuẩn mực đạo đức và xã hội”.
1.2.4. Phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT
Phát triển năng lực là quá trình thay đổi năng lực của cá nhân theo chiều hướng tích cực, thông qua học tập, rèn luyện để hình thành những năng lực thành phần chưa có, đồng thời tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nâng cao những năng lực thành phần đã có từ mức độ thấp đến mức độ cao [31].
Trong nghiên cứu của Phan Chí Thành (2020), khẳng định sự phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT: “Là sự phát triển là quá trình tăng dần về số lượng các kỹ năng, trên cơ sở các kỹ năng đã có sẽ hình thành và phát triển thêm các kỹ năng sử dụng CNTT mới và sự phát triển cũng là quá trình thay đổi về chất lượng các kỹ năng lên mức độ cao hơn (sử dụng thành thạo) trên cơ sở các kỹ năng đã được hình thành (biết hoặc có các kỹ năng cơ bản về sử dụng CNTT)” [47].
Như vậy, bản chất của phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT là quá trình nâng cao chất lượng các kỹ năng (nghĩa là sử dụng thành thạo trở lên) đồng thời làm gia tăng, hình thành thêm các kỹ năng sử dụng CNTT&TT mới dựa trên nền tảng của các kỹ năng sử dụng CNTT&TT cơ bản đã có.
Dựa vào các khái niệm “Phát triển năng lực”, “Năng lực sử dụng CNTT&TT” đã xác định và những phân tích trên, xác định khái niệm phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT là: “Phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT là sự biến đổi năng lực sử dụng CNTT&TT lên mức độ cao hơn trong hoạt động giao tiếp, trao đổi, tạo ra, lưu trữ, quản lí thông tin theo các quy định về pháp lí, chuẩn mực đạo đức và xã hội”.
1.3 KHUNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT CỦA HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠIHỌC DÂN TỘC HỌC DÂN TỘC
1.3.1 Cơ sở xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT
1.3.1.1 Đặc điểm của học sinh dự bị đại học dân tộc
Dự bị đại học là chương trình để trang bị cho học sinh đang học hoặc đã tốt nghiệp THPT những kiến thức, kỹ năng nền tảng, đảm bảo có thể học tập hiệu quả khi vào đại học. Hệ DBĐH đã được triển khai trong hệ thống giáo dục của các nước phát triển như Anh, Hà Lan, Australia, New Zealand, Malaysia... [62], [71].
Đối với Việt Nam học sinh DBĐH dân tộc là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp THPT, trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh DBĐH bằng hình thức xét tuyển. Sau một năm học tại trường DBĐH dân tộc được phân bổ đi học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, dựa trên các tiêu chí về kết quả học tập, rèn luyện; nguyện vọng đăng ký của học sinh; và chỉ tiêu phân bổ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phần lớn độ tuổi của các em từ 18-19 tuổi, thậm chí nhiều em độ tuổi từ 21-22 tuổi, đều bước vào tuổi thanh niên, đây là độ tuổi phát triển khá hoàn thiện về mặt thể chất, đồng thời các em cũng phát triển về mặt nhân cách, nhận thức và tình cảm.
Theo các tác giả Lê Thị Thu Hiền [25], Trần Trung [52], Mai Công Khanh [32], Đặng Xuân Cảnh [13], Tạ Xuân Phương [43] học sinh DBĐH dân tộc có những nét tâm lý chung của học sinh THPT và những nét tâm lý riêng của đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số. Đặc điểm tâm lý học sinh DBĐH dân tộc được thể hiện trên các mặt nhận thức, nhu cầu và giao tiếp như sau:
- Về nhận thức: Với xu hướng nhận thức của các em có thiên hướng về tự nhiên. Nhận thức cảm tính là tương đối tốt, do các em lớn lên trong không gian rộng, gần gũi với thiên nhiên nhưng còn thiếu tính toàn diện, còn cảm tính, chưa nhìn nhận thấy bản chất của sự vật, hiện tượng. Trong sinh hoạt, học tập, tư duy chịu ảnh hưởng nhiều bởi nét văn hoá, truyền thống của dân tộc mình. Những vấn đề cần phải tư duy trừu tượng, tư duy logic, tư duy sáng tạo thì gặp khó khăn một phần cũng do vốn từ và khả năng diễn đạt còn hạn chế.
- Về nhu cầu: Khi được là học sinh DBĐH dân tộc thì các em cũng đã cơ bản định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Vì các em đã qua kỳ xét tuyển hoặc thi đại học nhưng không trúng tuyển. Do đó nhu cầu của các em là được đi học tại trường đại học theo đúng nguyện vọng cá nhân, nên hầu hết các em đều có tâm lí chung là nỗ lực học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao.
- Về giao tiếp: Học sinh DBĐH dân tộc thường thật thà, nhiệt tình nhưng lại e ngại, không tự tin trong giao tiếp trước đám đông. Ngôn ngữ dùng tiếng phổ thông và tiếng của dân tộc mình, nhiều em còn phát âm tiếng phổ thông chưa rõ, vốn từ ít dẫn đến hạn chế trong diễn đạt.
Từ những đặc điểm tâm lý đặc trưng trên của học sinh DBĐH dân tộc để có định hướng dạy học môn Tin học thích hợp, để huy được những đặc điểm tâm lý tích cực, hạn chế những bất cập, giúp học sinh nhanh chóng đạt được yêu cầu về năng lực sử dụng CNTT&TT.
1.3.1.2 Nguyên tắc xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT
Việc xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đảm bảo 5 nguyên tắc sau đây:
- Khoa học: Cấu trúc khung năng lực rõ ràng, logic có sự tương quan hợp lý giữa
năng lực thành phần và tiêu chí. Từ ngữ diễn đạt chính xác, dễ hiểu, khoa học phù hợp với thuật ngữ chuyên ngành.
- Thực tiễn: Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quá trình bồi dưỡng DBĐH, cụ
thể đối với môn Tin học cần hệ thống hoá, nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT&TT cho học sinh để tiếp tục học tập các trường đại học.
- Khả thi: Trên cơ sở luận cứ khoa học, khung năng lực sử dụng CNTT&TT cần
đảm bảo tính khả thi với điều kiện cụ thể về cơ chế, đội ngũ giáo viên, học sinh, CSVC- TB, hạ tầng CNTT&TT.
- Khách quan: Các tiêu chí trong khung năng lực phải phản ánh đầy đủ sự phát
triển năng lực sử dụng CNTT&TT. Đồng thời phải bám sát mục tiêu chương trình bồi dưỡng DBĐH.
- Toàn diện: Thể hiện được tính bao quát toàn diện, mỗi năng lực thành phần bao
gồm các tiêu chí, các mức độ cụ thể. Với yêu câu các tiêu chí trong khung năng lực phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các mức độ thể hiện rõ từ thấp đến cao.
1.3.2 Phương pháp và quy trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT
1.3.2.1 Phương pháp xây dựng
Sử dụng phương pháp chuyên gia để xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
1.3.2.2 Quy trình xây dựng
Xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc cho gồm 5 bước sau:
Bảng 1.1: Quy trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc
Bước Nội dung thực hiện
1 Thu thập, nghiên cứu tài liệu, xác định các căn cứ để xây dựng khung năng lực 2 Xác định các năng lực thành phần