Cơ sở xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc. (Trang 29 - 34)

8. Cấu trúc của luận án:

1.3.1 Cơ sở xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT

1.3.1.1 Đặc điểm của học sinh dự bị đại học dân tộc

Dự bị đại học là chương trình để trang bị cho học sinh đang học hoặc đã tốt nghiệp THPT những kiến thức, kỹ năng nền tảng, đảm bảo có thể học tập hiệu quả khi vào đại học. Hệ DBĐH đã được triển khai trong hệ thống giáo dục của các nước phát triển như Anh, Hà Lan, Australia, New Zealand, Malaysia... [62], [71].

Đối với Việt Nam học sinh DBĐH dân tộc là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp THPT, trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh DBĐH bằng hình thức xét tuyển. Sau một năm học tại trường DBĐH dân tộc được phân bổ đi học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, dựa trên các tiêu chí về kết quả học tập, rèn luyện; nguyện vọng đăng ký của học sinh; và chỉ tiêu phân bổ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phần lớn độ tuổi của các em từ 18-19 tuổi, thậm chí nhiều em độ tuổi từ 21-22 tuổi, đều bước vào tuổi thanh niên, đây là độ tuổi phát triển khá hoàn thiện về mặt thể chất, đồng thời các em cũng phát triển về mặt nhân cách, nhận thức và tình cảm.

Theo các tác giả Lê Thị Thu Hiền [25], Trần Trung [52], Mai Công Khanh [32], Đặng Xuân Cảnh [13], Tạ Xuân Phương [43] học sinh DBĐH dân tộc có những nét tâm lý chung của học sinh THPT và những nét tâm lý riêng của đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số. Đặc điểm tâm lý học sinh DBĐH dân tộc được thể hiện trên các mặt nhận thức, nhu cầu và giao tiếp như sau:

- Về nhận thức: Với xu hướng nhận thức của các em có thiên hướng về tự nhiên. Nhận thức cảm tính là tương đối tốt, do các em lớn lên trong không gian rộng, gần gũi với thiên nhiên nhưng còn thiếu tính toàn diện, còn cảm tính, chưa nhìn nhận thấy bản chất của sự vật, hiện tượng. Trong sinh hoạt, học tập, tư duy chịu ảnh hưởng nhiều bởi nét văn hoá, truyền thống của dân tộc mình. Những vấn đề cần phải tư duy trừu tượng, tư duy logic, tư duy sáng tạo thì gặp khó khăn một phần cũng do vốn từ và khả năng diễn đạt còn hạn chế.

- Về nhu cầu: Khi được là học sinh DBĐH dân tộc thì các em cũng đã cơ bản định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Vì các em đã qua kỳ xét tuyển hoặc thi đại học nhưng không trúng tuyển. Do đó nhu cầu của các em là được đi học tại trường đại học theo đúng nguyện vọng cá nhân, nên hầu hết các em đều có tâm lí chung là nỗ lực học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao.

- Về giao tiếp: Học sinh DBĐH dân tộc thường thật thà, nhiệt tình nhưng lại e ngại, không tự tin trong giao tiếp trước đám đông. Ngôn ngữ dùng tiếng phổ thông và tiếng của dân tộc mình, nhiều em còn phát âm tiếng phổ thông chưa rõ, vốn từ ít dẫn đến hạn chế trong diễn đạt.

Từ những đặc điểm tâm lý đặc trưng trên của học sinh DBĐH dân tộc để có định hướng dạy học môn Tin học thích hợp, để huy được những đặc điểm tâm lý tích cực, hạn chế những bất cập, giúp học sinh nhanh chóng đạt được yêu cầu về năng lực sử dụng CNTT&TT.

1.3.1.2 Nguyên tắc xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT

Việc xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đảm bảo 5 nguyên tắc sau đây:

- Khoa học: Cấu trúc khung năng lực rõ ràng, logic có sự tương quan hợp lý giữa

năng lực thành phần và tiêu chí. Từ ngữ diễn đạt chính xác, dễ hiểu, khoa học phù hợp với thuật ngữ chuyên ngành.

- Thực tiễn: Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quá trình bồi dưỡng DBĐH, cụ

thể đối với môn Tin học cần hệ thống hoá, nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT&TT cho học sinh để tiếp tục học tập các trường đại học.

- Khả thi: Trên cơ sở luận cứ khoa học, khung năng lực sử dụng CNTT&TT cần

đảm bảo tính khả thi với điều kiện cụ thể về cơ chế, đội ngũ giáo viên, học sinh, CSVC- TB, hạ tầng CNTT&TT.

- Khách quan: Các tiêu chí trong khung năng lực phải phản ánh đầy đủ sự phát

triển năng lực sử dụng CNTT&TT. Đồng thời phải bám sát mục tiêu chương trình bồi dưỡng DBĐH.

- Toàn diện: Thể hiện được tính bao quát toàn diện, mỗi năng lực thành phần bao

gồm các tiêu chí, các mức độ cụ thể. Với yêu câu các tiêu chí trong khung năng lực phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các mức độ thể hiện rõ từ thấp đến cao.

1.3.2 Phương pháp và quy trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT

1.3.2.1 Phương pháp xây dựng

Sử dụng phương pháp chuyên gia để xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

1.3.2.2 Quy trình xây dựng

Xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc cho gồm 5 bước sau:

Bảng 1.1: Quy trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc

Bước Nội dung thực hiện

1 Thu thập, nghiên cứu tài liệu, xác định các căn cứ để xây dựng khung năng lực 2 Xác định các năng lực thành phần

3 Xác định tiêu chí cho năng lực thành phần và xây dựng mức độ cho các tiêu chí năng lực

4 Xin ý kiến chuyên gia về năng lực thành phần, tiêu chí và các mức độ của tiêu chí

5 Hoàn thiện khung năng lực

Các bước xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định căn cứ xây dựng khung năng lực

Để xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc phù hợp với đối tượng, thực tiễn giáo dục, đáp ứng yêu cầu tiếp cận với bậc học đại học và xu hướng CNTT&TT chung của quốc tế, căn cứ trên các nội dung sau:

1. Luật CNTT [45], Luật An ninh mạng [46]: Đây là căn cứ để xác định thuật ngữ CNTT&TT, năng lực sử dụng CNTT&TT, quá trình sử dụng CNTT&TT có trách nhiệm đảm bảo tính pháp lý, văn hóa Việt Nam và Quốc tế của học sinh DBĐH dân tộc;

2. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [10], Chương trình môn Tin học phổ thông 2018 [9]: Các văn bản này, xác định năng lực tin học là năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh trong chương trình phổ thông. Đây là nội dung quan trọng làm cơ sở để định xây dựng khung năng sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

3. Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT “Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin” [12]: Đây là cơ sở quan trọng và nền tảng để định hướng cho việc xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc;

7. Định hướng phát triển năng lực CNTT&TT cho học sinh các nước Châu Á Thái Bình dương của Unesco (2008) [80] bao gồm kiến thức CNTT&TT, kỹ năng CNTT&TT và thái độ đối với CNTT&TT;

8. Môi trường CNTT&TT trong giáo dục đại học [19]: Học sinh DBĐH dân tộc khi tham gia học tập tại các trường đại học phải thường xuyên sử dụng các phương tiện CNTT&TT mang tính phổ biến như: Máy vi tính, điện thoại, Ipad, laptop, bảng

thông minh, các phần mềm công nghệ để giao tiếp, học tập, nghiên cứu. Tìm kiếm tài liệu trên Internet, trao đổi thông tin trong quá trình học tập. Đây là cơ sở quan trọng để xác định mục tiêu hướng tới để xây dựng khung năng lực.

Bước 2: Đề xuất năng lực thành phần

Các văn bản và định hướng trên là cơ sở để xác định các năng lực thành phần trong năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

Sử dụng phương pháp tập kích não (Brain Storming) với sự tham gia của các chuyên gia, giáo viên tin học để đề xuất các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT. Kết quả của bước này, tác giả đã đề xuất được 5 năng lực thành phần gồm: (1). Năng lực sử dụng máy tính cơ bản; (2). Năng lực sử dụng phần mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích; (3). Năng lực tìm kiếm, sử dụng tài nguyên trên Internet, giao tiếp, hợp tác trong môi trường mạng; (4). Năng lực sử dụng các phương tiện CNTT&TT; (5). Năng lực nhận biết tác động của CNTT&TT đối với xã hội, sử dụng CNTT&TT an toàn, đạo đức, hợp pháp.

Bước 3: Đề xuất các tiêu chí năng lực thành phần

Sử dụng cùng phương pháp như bước 2, tác giả đã đề xuất được 18 tiêu chí tương ứng với 5 năng lực thành phần. Trong đó năng lực thành phần 1, 3, 4 có 3 tiêu chí; năng lực thành phần 2 có 5 tiêu chí; năng lực thành phần 5 có 4 tiêu chí.

Bước 4: Xin ý kiến chuyên gia

Dự thảo khung năng lực gồm các năng lực thành phần và tiêu chí gửi đến các chuyên gia là những giảng viên và nhà nghiên cứu am hiểu về lĩnh vực CNTT&TT, cùng một số giáo viên môn Tin học ở trường DBĐH dân tộc.

Nội dung xin ý kiến chuyên gia bao gồm: (1) Số lượng các năng lực thành phần; (2) Tên gọi các năng lực thành phần; (3). Số lượng, nội dung các tiêu chí trong mỗi năng lực thành phần; (4). Mô tả từng tiêu chí trong các năng lực thành phần.

Bước 5: Hoàn thiện khung năng lực

Trên cơ sở ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về khung năng lực tại bước 4 tiến hành chỉnh sửa, điều chỉnh, bổ sung và tiếp tục gửi để xin ý kiến. Quá trình tiếp tục được lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi nhận được sự thống nhất của các chuyên gia về khung năng lực sử dụng CNTT&TT.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc. (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w