Đặc điểm phân bốc ủa tiềm năng năng lượng gió theo mùa

Một phần của tài liệu bài giảng năng lượng tái tạo hay tuyệt (Trang 50 - 54)

Mỗi khu vực trên lãnh thổ chịu ảnh hưởng khác nhau của hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam. Độ lớn của tốc độ và do đó độ lớn của năng lượng gió ở mỗi nơi trong từng mùa gió phụ thuộc vào địa hình và vị trí địa lý của khu vực đó.

Những khu vực có tiềm năng lượng gió mùa lạnh cao hơn mùa nóng rõ rệt là: - Các hải đảo phía Đông lãnh thổ (trừ các đảo gần bờ từ Hải Phòng đến Diễn Châu - Nghệ An).

- Khu vực phía Đông tỉnh Lạng Sơn

46

- Duyên hải và đồng bằng kế tiếp duyên hải từ Hà Tĩnh đến Cà Mau, đặc biệt từ Tuy Hoà đến Phan Thiết năng lượng mùa lạnh lớn vượt trội năng lượng mùa nóng. Những khu vực có tiềm năng năng lượng gió mùa nóng cao hơn mùa lạnh rõ rệt là: - Các đảo phía Tây Nam lãnh thổ.

- Duyên hải phía Tây và phần đồng bằng kế tiếp của Nam Bộ.

- Các vùng đất thấp và các vị trí dưới thấp phía Tây và Nam Tây Nguyên. - Vùng núi thấp phía Tây Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Trị Thiên

- Duyên hải từ Hải Phòng đến Diễn Châu (Nghệ An) và đồng bằng kế tiếp.

Tại các vùng khác trên lãnh thổ tiềm năng năng lượng của hai mùa gió gần tương đương với nhau.

Tỷ lệ giữa tiềm năng hai mùa không thay đổi theo độ cao. Kết luận

• Trong thời kỳ 10 năm (1995 - 2004), tại mặt đất (độ cao 10 mét), tiềm năng năng lượng gió nhìn chung nhỏ, chỉ có một số ít nơi có thể khai thác có hiệu quả năng lượng gió.

Trên phần lớn lãnh thổ, tổng năng lượng gió cả năm không vượt quá 200KWh/m2. Tại

các độ cao 20, 40, 60m, tiềm năng năng lượng gió lớn hơn nhiều so với mặt đất (tăng từ 1.6 đến 6.6 lần). Riêng trên các hải đảo cách xa đất liền, các vị trí nằm sát biển và trên các núi cao, tiềm năng năng lượng gió tương đối lớn.

• Khu vực có tiềm năng năng lượng gió khả quan với tổng năng lượng gió năm lớn hơn 500KWh/m

2

là các dãy núi cao Hoàng Liên Sơn, biên giới phía Đông tỉnh Lạng Sơn, duyên hải thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, vùng núi cao và phần cao nguyên cao nằm kế tiếp khá rộng lớn của Tây Nguyên kéo xuống phía Nam lan rộng ra tận duyên hải Ninh Thuận – Bình Thuận và duyên hải Nam Bộ.

47

• Trên các hải đảo phía Đông lãnh thổ, tổng năng lượng gió năm lớn hơn ở các đảo phía Nam lãnh thổ.

Nhiều khu vực có tiềm năng năng lượng gió mùa lạnh cao hơn mùa nóng rõ rệt.

Câu hỏi hiểu bài

70. Anh(Chị) hãy cho biết những vùng nào của nước ta có tốc độ gió trung bình là cao nhất tính theo trung bình năm?

71. Anh(Chị) hãy cho biết những vùng nào của nước ta có tốc độ gió trung bình là thấp nhất tính theo trung bình năm?

72. Anh(Chị) hãy cho biết những nơi nào của nước ta có tốc độ gió từ 6-7m/s 73. Anh(Chị) hãy cho biết nơi nào ở nước ta có thể sản xuất gió thương mại?

74. Anh(Chị) hãy cho biết sự phân bố tốc độ gió tại độ cao 20m – 60m có gì khác nhau?

75. Anh(Chị) hãy cho biết khi nghiên cứu tiềm năng năng lượng gió chúng ta cần phải nghiên cứu sự biến thiên của nó theo sự biến động thời gian tối thiểu là 1 năm?

76. Anh(Chị) hãy cho biết để biết chính xác chu kỳ biến động về thời tiết của một khu vực ta cần nghiên cứu sự biến động đó trong bao lâu?

48

49

Một phần của tài liệu bài giảng năng lượng tái tạo hay tuyệt (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)