Trên phần lớn lãnh thổ tốc độ trung bình năm không vượt quá 3m/s. Vùng núi phía Bắc Bắc Bộ có tốc độ gió không mạnh. Trên các núi cao gần biên giới gió trung bình trong năm chỉ 2 ÷ 3m/s. Các vùng núi thấp và trung du Bắc Bộ gió chỉ dưới 2m/s. Lạng Sơn là nơi có gió khá nhất so với các vùng núi thấp khác của Bắc Bộ. Xem [5]
Vùng Tây Bắc Bắc Bộ gió rất yếu. Trong các thung lũng và lòng chảo gió chưa tới
1m/s. Tuy nhiên, tại khu vực này có nhiều vị trí trên các đèo cao hoặc ở những nơi thấp
hơn giữa các dãy núi xuất hiện gió địa hình có tốc độ đáng kể. Gió trên các núi cao của Hoàng Liên Sơn rất mạnh, trung bình năm có thể tới 4 ÷ 5m/s, nhất là tại các triền phía Đông của dãy núi này.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, phần tiếp giáp với trung du phía Bắc, gió yếu. Chỉ ở Đông Nam châu thổ gió mới có tốc độ khá hơn, gió mạnh dần từ đất liền ra biển. Trên dải duyên hải đồng bằng Bắc Bộ và các địa điểm nằm sát bờ biển phía Nam tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình và Hải Phòng, gió trung bình năm trên 3m/s.
Trên dải duyên hải rất hẹp nằm sát biển Trung Bộ, tốc độ gió trung bình năm trên 2m/s. Phía Tây dải duyên hải này là vùng núi thấp của dãy Trường Sơn, xen kẽ với núi là các khoảng đất thấp có tốc độ gió rất yếu. Nằm sát biên giới Việt Lào có nhiều núi cao, tốc độ gió trung bình ở đây trên 2m/s, trên các dải cao có thể tới 3 ÷ 4m/s.
Tây Nguyên là vùng có tốc độ gió khả quan nhất trên lãnh thổ. Vùng có tốc độ trên 2,5m/s khá rộng, nhiều nơi tốc độ gió trên 3m/s, trên các núi cao có thể vượt 4m/s.
Vùng núi và cao nguyên Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nhiều hơn gió mùa Tây Nam, đặc biệt ở sườn phía Đông. Ngược lại, ở các nơi thấp trong vùng này lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nhiều hơn gió mùa Đông Bắc nhất là
43
tại những nơi nằm lùi về phía Tây. Vùng đất thấp phía Tây Tây Nguyên giáp Cămpuchia gió rất yếu, tốc độ trung bình năm dưới 2m/s. Ngoài ra, ở một số nơi trong vùng núi Tây Nguyên có gió địa hình với tốc độ đáng kể. Vùng duyên hải từ Tuy Hoà đến Phan Thiết có tốc độ gió rất khả quan đặc biệt trên các mũi đất lan ra biển như mũi Cà Ná, mũi Né... Ở vùng này, gió trong mùa lạnh lớn vượt trội so với gió trong mùa nóng.
Ở đồng bằng Nam Bộ, tốc độ gió trung bình năm trên 2m/s xuất hiện trên dải đất khá rộng bao quanh phía Đông và phía Tây. Tốc độ gió trên 3m/s chỉ có trên dải duyên hải hẹp nằm sát biển. Vào sâu trong đất liền gió yếu, tốc độ trung bình năm chỉ 1,5 ÷ 2,0m/s. Phía Đông Nam Bộ có tốc độ khả quan rõ rệt trong mùa gió Đông Bắc. Ngược lại vùng Tây Nam Bộ là nơi trực tiếp đón gió mùa Tây Nam.
Trên các hải đảo càng xa đất liền gió càng mạnh. Tại các đảo xa bờ phía Đông lãnh thổ gió rất mạnh. Tốc độ gió trung bình năm ở Bạch Long Vĩ là 6,3m/s, Trường Sa 5,8m/s, Phú Quý 5,1m/s. Các đảo phía Nam lãnh thổ gió yếu hơn hẳn. Trung bình năm tại Côn Đảo và Phú Quốc chỉ 2,7m/s.
3.4.3 Phân bố tốc độ gió trên lãnh thổ tại các độ cao
a. Phân bố của tốc độ gió trên lãnh thổ tại độ cao 20m trên mặt đất
So với độ cao trên 10m tốc độ gió ở độ cao 20m có độ tăng ΔV từ 0,2 đến 0,8m/s.
Với độ tăng như trên, tốc độ gió ở độ cao 20m khả quan hơn ở 10m rõ rệt. Tại độ cao
20m gió trung bình năm dưới 2m/s chỉ còn ở vùng núi thấp và trung du. Trên đại bộ phận lãnh thổ, tốc độ gió trung bình năm đều trên 2m/s. Nhiều nơi có tốc độ gió trung bình trên 3m/s. Tốc độ gió trung bình năm trên 4m/s vẫn khá hiếm, chỉ xuất hiện trên các núi thật
cao của dãy Hoàng Liên Sơn và núi Tây Nguyên. Trên các hải đảo, trừ các đảo nằm sát
bờ và các đảo phía Nam lãnh thổ, tốc độ gió trung bình năm đều trên 4m/s và có thể tới 6 ÷ 7m/s.
Trong nửa năm mùa lạnh, những vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc có tốc độ gió trung bình cao hơn trung bình năm như khu vực Đông Lạng Sơn, sườn
44
phía Đông của các dãy núi cao, đặc biệt là vùng núi và cao nguyên Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ từ Tuy Hoà đến Cà Mau. Ngược lại, trong nửa năm mùa nóng khu vực tây nam lãnh thổ và các nơi thấp trong vùng núi Tây Nguyên gió trung bình lớn hơn trung bình năm, đặc biệt tại duyên hải từ Hà Tiên đến Cà Mau gió trung bình mùa này đạt tới gần 5m/s.
b. Phân bố tốc độ gió trên lãnh thổ tại độ cao 40m trên mặt đất
Càng lên cao gió càng tăng chậm nên độ tăng của tốc độ gió từ độ cao 20m lên 40m chỉ xấp xỉ bằng độ tăng từ 10m lên 20m.
Tại độ cao này, tốc độ trung bình năm ở hầu hết các vùng núi thấp trên lãnh thổ vẫn không vượt quá được 3m/s . Các vùng trên lãnh thổ có tốc độ gió trung bình năm lớn hơn 3m/s là phần phía Đông tỉnh Lạng Sơn, khu vực núi Hoàng Liên Sơn, phần lớn đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với duyên hải, dải hẹp bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Bình Định, vùng núi biên giới phía Tây Trung Bộ, cao nguyên Tây Nguyên nối liền bờ biển Ninh Thuận, Bình Thuận và dải đất khá rộng bao phía Đông và phía Tây đồng bằng Nam Bộ. Những nơi có tốc độ gió trung bình trên 4m/s là dải biên giới phía Đông tỉnh Lạng Sơn, trên các núi cao của Hoàng Liên Sơn, ven biển Bắc Bộ, núi cao Tây Nguyên, duyên hải các tỉnh Nam Trung Bộ nối liền với vùng núi cao của Tây Nguyên, duyên hải tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là suốt dải bờ biển bao quanh phía Đông và phía Tây đồng bằng Nam Bộ.
Gió trung bình năm trên các hải đảo gần bờ khoảng 4 ÷ 5m/s, hải đảo xa bờ có thể đạt tới 7 ÷ 8m/s, riêng các đảo phía Nam lãnh thổ không vượt quá 4m/s.
c. Phân bố tốc độ gió trên lãnh thổ tại độ cao 60m trên mặt đất
Từ độ cao 40m lên 60m gió tăng chậm rõ rệt so với các mức thấp hơn. Độ tăng ΔV từ 0,1 đến 0,3m/s.
So với độ cao 40m thì các vùng có tốc độ nhỏ thu hẹp lại, các vùng có tốc độ lớn được mở rộng ra (xem hình 1d). Tuy nhiên ở độ cao này trên khoảng nửa diện tích lãnh
45
thổ gió trung bình năm vẫn không vượt quá 3m/s. Vùng có tốc độ gió trung bình năm trên 4m/s là duyên hải Bắc Bộ, biên giới Đông Bắc Lạng Sơn, duyên hải tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai, trên các núi cao Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên, đặc biệt là trên dải duyên hải khá rộng bao phía Đông và phía Tây đồng bằng Nam Bộ.
Trên các hải đảo gần bờ, tốc độ gió trung bình năm gần 5m/s. Các hải đảo xa bờ, tốc độ gió trung bình năm 7 ÷ 8m/s và có thể cao hơn. Tại các đảo phía Nam lãnh thổ, tốc độ gió không quá 4m/s.
Tại nhiều vùng trên lãnh thổ, ảnh hưởng của gió Đông Bắc lớn hơn ảnh hưởng của gió Tây Nam (hoặc Đông Nam). Ở những nơi này, tốc độ gió trung bình trong mùa lạnh lớn hơn mùa nóng. Những vùng mà gió mùa lạnh có ưu thế vượt trội hẳn gió mùa nóng là vùng duyên hải Phú Yên, Khánh Hoà, nhiều khu vực trên cao nguyên Tây Nguyên, biên giới đông bắc Lạng Sơn.
Ngược lại, tại vùng Tây Nam lãnh thổ và những vị trí thấp trong vùng núi Tây Nguyên gió mùa nóng mạnh vượt trội gió mùa lạnh.
Sự chênh lệch của tốc độ gió giữa hai mùa càng lên cao càng lớn. Nhìn chung trên phần lớn lãnh thổ gió trong mùa lạnh có tốc độ khả quan hơn mùa nóng.