a. Mòn mặt sau
Một lớp vật liệu dụng cụ bị tách khỏi mặt sau trong quá trình gia công và được đánh giá bằng chiều cao mòn hs. Trị số mòn hs được đo trong mặt cắt theo phương vuông góc với lưỡi cắt từ lưỡi cắt thực tế đến điểm mòn tương ứng. Mòn mặt sau xảy ra khi gia công chiều dày cắt nhỏ hơn 0,1 (mm), hoặc đối với vật liệu giòn (gang…).
b. Mài mòn mặt trước
Trong quá trình cắt, do phoi trượt, trên mặt trước hình thành một trung tâm áp lực cách lưỡi liềm một khoảng cách nào đó nên mặt trước bị mòn dạng lưỡi liềm. Vết lõm lưỡi liềm trên trước đo dụng cụ bị bóc cùng phoi trong quá trình chuyển động. Vết lõm lưỡi liềm này xảy ra dọc theo lưỡi cắt và được đánh giá bởi chiều rộng lưỡi liềm, chiều sâu lưỡi liềm và khoảng cách từ lưỡi dao đến rãnh đo theo mặt trước. Mài mòn mặt trước xảy ra khi cắt vật liệu dẻo, chiều dày cắt lớn.
Hình 2.8. Mài mòn dụng cụ cắt khi thí nghiệm AISI H13 ở tốc độ V = 389 m/phút[50]
c. Mòn đồng thời cả mặt trước và mặt sau
Dụng cụ bị mòn ở mặt trước và mặt sau tạo thành lưỡi cắt mới, chiều rộng trên mặt trước giảm dần từ hai phía và do đó độ bền lưỡi cắt giảm. Trường hợp này thường gặp khi gia công vật liệu dẻo với chiều dày cắt từ 0,1 (mm) đến 0,5 (mm).
d. Mòn tù lưỡi cắt
Ở dạng này dụng cụ bị mòn dọc theo lưỡi cắt, tạo thành cung hình trụ. Bán kính của cung đó được đo trong bề mặt vuông góc với lưỡi cắt. Dạng mòn này thường gặp khi gia công vật liệu có tính dẫn nhiệt kém, đặc biệt khi gia công các chất dẻo. Do nhiệt tập trung nhiều ở mũi dao làm cho mũi dao bị tù nhanh.