Các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ và mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp tại bệnh viện hữu nghị việt tiệp hải phòng từ 2020 2021 (Trang 41)

2. Tình hình nghiên cứu về NKHH dưới trong thời gian gần đây

2.2.4. Các biến số nghiên cứu

- Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu - Tỷ lệ các loại bệnh phẩm nuôi cấy

- Tỷ lệ các bệnh phẩm nuôi cấy theo mùa trong năm

- Tỷ lệ cấy bệnh phẩm dường hô hấp dương tính theo năm

- Tỷ lệ vi khuẩn phân lập được theo khoa phòng trong bệnh viện - Tỷ lệ chung các loại vi khuẩn phân lập được

- Tỷ lệ các loại vi khuẩn phân lập được theo các khoa trong bệnh viện - Mức độ nhạy cảm KS của từng loại vi khuẩn

2.3. Hóa chất sinh phẩm, thiết bị và các qui trình kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu

2.3.1.Hóa chất sinh phẩm

- Các bộ hóa chất nhuộm Gram, Ziehl-Neelsen;

- Các môi trường sinh phẩm phục vụ phân lập và định danh vi khuẩn…. - Các kít định danh theo máy Vitekcompact 2

- Các loại khoanh giấy KS (kỹ thuật Kirby-Bauer)

2.3.2. Thiết bị máy móc

- Tủ cấy an toàn sinh học cấp 2

- Máy định danh vi khuẩnVitek 2 compact - Máy đo độ đục vi khuẩn, máy lắc

- Que cấy, đèn cồn, tủ ấm, tủ sấy

- Tăm bông vô khuẩn, giá cắm ống nghiệm, ống nghiệm, lam kính, kẹp, Pipet các loại, thước đo đường kính vòng vô khuẩn.

2.3.3. Các qui trình kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu

- Qui trình nuôi cấy và định danh vi khuẩn từ bệnh phẩm đường hô hấp

- Qui trình làm kháng sinh đồ theo kỹ thuật kháng sinh đồ khuếch tán Kirby-Bauer (qui trình số2phần phụ lục số 2)

- Qui trình làm kháng sinh đồ bằng máy tự động Vitek 2(qui trình số3

phần phụ lục số 3)

Tiêu chuẩn chẩn đoán một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp dưới

(phần phụ lục số 4)

2.4. Xử lí số liệu

- Phân tích kết quả kháng sinh đồ trên phần mềm Whonet 5.6. - Phân tích số liệu nghiên cứu bằng thuật toán thống kê y học.

+ Tính giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn của các biến định lượng

+ Tính tỷ lệ phần trăm của các biến định tính

+ So sánh tỷ lệ của hai biến độc lập (One sample biominal test)

+ Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05 với độ tin cậy 95%, P<0,001 với độ tin cậy 99,9%

2.5. Sai số và phương pháp khống chế sai số

2.5.1. Sai số

- Sai số do xét nghiệm: Sai số trong quá trình trước, trong và sau xét nghiệm.

- Sai số do thu thập và xử lý số liệu: sao chép và ghi kết quả không chính xác.

2.5.2. Phương pháp khống chế sai số

Kiểm soát sai số trước và sau xét nghiệm:

- Tập huấn thu thập mẫu, bảo quản, vận chuyển và tiếp nhận mẫu. - Kiểm tra và làm sạch số liệu sau thu thập

Hồ sơ hóa chất, vật tư, các điều kiện bảo quản được kiểm soát. Bảo dưỡng, bảo trì thiết bị định kì đầy đủ biên bản kiểm tra chất lượng.

Thông qua chương trình ngoại kiểm tra đánh giá lại sai số và kiểm soát chất lượng PXN. Ngoại kiểm tra với trung tâm kiểm chuẩn Đại học Y Hà Nội 3 tháng /1 mẫu, 4 mẫu/ năm.

2.6. Đạo đức nghiên cứu

- Tuân thủ các quy định trong nghiên cứu y sinh học. Nghiên cứu được sự cho phép của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng và thực hiện đúng nội dung Hội đồng đề cương Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã phê duyệt.

- Các số liệu thu thập được nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, không sử dụng vào mục đích khác. Luôn đảm bảo giữ bí mật về thông tin, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

- Đề cương đã được thông qua Hội đồng đề cương

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tỷ lệ các loại vi khuẩn gây NKHH dưới phân lập được từ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng

3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm đối tượng nghiên cứu

Hình 3.1.Phân loại đối tượng nghiên cứu theogiới tính (n=2030)

Trong 2030 người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, tỷ lệ mẫu bệnh phẩm của nam giới chiếm 44,5%; nữ giới chiếm 55,5%.

Bảng 3.1. Phân loại nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=2030)

Phân loại nhóm tuổi Nam (n=904) Nữ (n=1126) Chung (n=2030)

SL % SL % % SL ≤ 19 tuổi 12 1,3 8 0,7 20 1,0 20-39 tuổi 55 6,1 69 6,1 124 6,1 40-59 tuổi 161 17,8 235 20,9 396 19,5 ≥ 60 tuổi 676 74,8 814 72,3 1490 73,4 Tổng 904 100,0 1126 100,0 2030 100,0

Kết quả bảng trên cho thấy nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm cao nhất với 73,4%; thấp nhất là từ dưới 19 tuổi với 1,0%. Nhóm tuổi từ 20 đến 39 chiếm 6,1% và nhóm tuổi từ 40 đến 59 chiếm 19,5%.

44,5% 55,5%

Nam Nữ

3.1.2. Tỷ lệ các loại bệnh phẩm nuôi cấy

Hình 3.2. Tỷ lệ các loại bệnh phẩm nuôi cấy theo giới (n=2030)

Kết quả bảng trên cho thấy bệnh phẩm đờm nội khí quản có tỷ lệ cao hơn hẳn các bệnh phẩm còn lại với 1125 mẫu chiếm 55,4%; tiếp sau đó là bệnh phẩm dịch phế quản (29,8%) đờm hộp (14,6%), và dịch ngoáy họng chiếm thấp nhất với 0,2%.

3.1.3. Tỷ lệ nuôi cấy bệnh phẩm hô hấp phân bố theo mùa trong năm

Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh phẩm nuôi cấy theo mùa(n=2030)

Kết quả biểu đồ trên cho thấy, năm 2020 bệnh phẩm hô hấp lấy vào mùa đông chiếm cao nhất với 30,4%, tiếp đến là mùa xuân 27,7%; mùa hè là 23,6% và mùa thu chiếm thấp nhất 18,3%. Năm 2021, nghiên cứu lấy số liệu đến tháng 9, nên không có thống kê bệnh phẩm vào mùa đông, chiếm cao nhất vẫn là mùa xuân với 43,6%, mùa hè là 29,5% và mùa thu là 26,9%.

0 20 40 60

Dịch phế quản Đờm nội khí quản Đờm hộp Ngoáy họng

29.8 55.4 14.6 0.2 % 0 20 40 Năm 2020 Năm 2021 27.7 43.6 23.6 29.5 18.3 26.9 30.4

3.1.4. Tỷ lệ cấy bệnh phẩm dường hô hấp dương tính theo năm

Trong vòng 2 năm từ tháng 01/2020 đến tháng 9/2021 có 7930 mẫu bệnh phẩm hô hấp được chỉ định nuôi cấy vi sinh. Trong đó, 2030 mẫu bệnh phẩm có kết quả nuôi cấy vi khuẩn dương tính.

Hình 3.4. Tỷ lệ mẫu dương tính theo năm

Kết quả biểu đồ trêncho thấy số lượng bệnh phẩm được chỉ định nuôi cấy vi sinh của 2 năm là 7930 mẫu. Trong đó số mẫu năm 2020 là 4716 mẫu và số mẫu năm 2021 (9 tháng đầu năm) là 3214 mẫu. Kết quả nuôi cấy vi sinh cho thấy tỷ lệ mẫu dương tính là 25,6%; trong đó năm 2020 là 27,8% và năm 2021 là 22,4%. 27.8 22.4 25.6 0 10 20 30

Năm 2020 Năm 2021 Chung

3.1.5. Tỷ lệ vi khuẩn phân lập được theo khoa phòng trong bệnh viện

Hình 3.5. Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn gây bệnh theo khoa (n=2030)

Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ phân lập được vi khuẩn cao nhất ở Khoa hồi sức với 82,4%; tại khoa Nội là 14,1% và ở khoa Ngoại chiếm thấp nhất với 0,4%. Ngoài ra có 3,1% ở các khoa khác.

3.1.6. Tỷ lệ chung các loại vi khuẩn phân lập được

Trong số 2030 chủng vi khuẩn phân lập được thì số vi khuẩn Gram âm là 1885, chiếm ưu thế vượt trội với tỷ lệ 92,9%, nhiều hơn hẳn so với các VK Gram dương là 145 vi khuẩn - chiếm 7,1%.

Bảng 3.2. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn phân lập được theo năm

Chủng Vi khuẩn Số lượng Tỷ lệ % A. baumannii 547 26,9 P.aeruginosa 618 30,4 K.pneumoniae 360 17,7 S.aureus 102 5,0 E.coli 73 3,6 Vi khuẩn khác 330 16,3 Chung 2030 100,0 0 20 40 60 80 100

Khối Nội Khối Hồi sức Khối Ngoại Khoa khác

14.1

82.4

0.4 3.1

Kết quả bảng trên cho thấy, P.aeruginosa là vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất với 30,4%, tiếp theo là vi khuẩn A. baumannii là 25,31%. Vi khuẩn

K.pneumoniae chiếm 17,7%. Vi khuẩn S.aureus E.coli chiếm thấp nhất với tỷ lệ lần lượt là 5,1% và 3,6%. Ngoài ra có 16,3% là các vi khuẩn khác.

Bảng 3.3. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn phân lập được gây nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Vi khuẩn

≤ 19 tuổi 20-39 tuổi 40-59 tuổi ≥ 60 tuổi

SL % SL % SL % SL % A. baumannii 5 25,0 22 17,7 94 23,7 426 28,6 P.aeruginosa 7 35,0 43 34,7 129 32,6 439 29,5 K.pneumoniae 6 30,0 21 16,9 66 16,7 267 17,9 S.aureus 1 5,0 10 8,1 22 5,6 69 4,6 E.coli 0 0,0 3 2,4 10 2,5 60 4,0 Vi khuẩn khác 1 5,0 25 20,2 75 18,9 229 15,4 Tổng 20 100,0 124 100,0 396 100,0 1490 100,0

Kết quả bảng trên cho thấy, vi khuẩn P.aeruginosa là căn nguyên gây bệnh chủ yếu ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi trẻ ≤ 19 tuổi (35,0%). Các vi khuẩn A. baumannii, E.coli gây bệnh chủ yếu ở nhóm cao tuổi hơn với tỷ lệ lần lượt là 28,6% và 4,0%.

3.1.7. Tỷ lệ các loạivi khuẩn phân lập được theo các khoa phòng trong bệnh viện

Bảng 3.4. Tỷ lệ các loại vi khuẩn phân lập được theo khoa

Khoa Vi khuẩn A . b a u m a n n ii P .aerugi n o sa K.pneum o n ia e S .a u reu s E .coli V i kh uẩ n k c Khối Nội 8,0 38,5 16,4 2,8 3,8 30,4 Khối Hồi sức 31,0 28,6 18,4 5,4 3,6 13,0 Khối Ngoại 11,1 0,0 11,1 11,1 0,0 66,7 Khoa khác 8,1 46,8 8,1 3,2 3,2 30,6 Tổng 26,9 30,4 17,7 5,0 3,6 16,3

Kết quả bảng trên cho thấy tạiKhối Nội, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới chiếm tỷ lệ cao là P.aeruginosa với 38,5%, tiếp đến là vi khuẩn K.pneumoniae với 16,4%,A. baumannii với 8,0%; E.coli chiếm 3,8% và thấp nhất là S.aureus với 2,8%. Ngoài ra có 30,4% là các vi khuẩn khác.

Tạikhối Hồi sức, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới chiếm tỷ lệ cao làA. baumanniivới 31,0%, tiếp đến là vi khuẩnP.aeruginosavới 28,6%; vi khuẩn K.pneumoniae với 18,4%; via khuẩn S.aureus chiếm 5,4% và thấp nhất là E.coli với 3,6%. Ngoài ra có 13,0% là các vi khuẩn khác.

Tạicác khoa khác, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới chiếm tỷ lệ cao làP.aeruginosa với 40,8%, tiếp đến là vi khuẩn K.pneumoniae và vi

khuẩn A. baumannii với 8,5%; vi khuẩn S.aureus chiếm 4,2% và thấp nhất là

3.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được

Bảng 3.5. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter baumannii

Tên KS n

Kháng Trung gian Nhạy cảm

SL % SL % SL % Ampicillin/Sulbactam 180 122 67,8 25 13,9 33 18,3 Ceftazidime 489 446 91,2 6 1,2 37 7,6 Cefotaxime 202 179 88,6 14 6,9 9 4,5 Cefepime 509 461 90,6 6 1.2 42 8,3 Imipenem 511 460 90,0 5 1 46 9 Meropenem 513 468 91,2 3 0,6 42 8,2 Amikacin 206 162 78,6 3 1,5 41 19,9 Gentamicin 504 444 88,1 5 1 55 10,9 Ciprofloxacin 512 467 91,2 2 0,4 43 8,4 Trimethoprim/Sulfamethoxazole 510 396 77,6 12 2,4 89 17,5 Doxycycline 170 62 36,5 2 1,2 106 62,4

Kết quả bảng trên cho thấy thấy vi khuẩn A. baumannii kháng lại nhiều nhất với kháng sinh Ceftazidime, kháng sinh Meropenem và Ciprofloxacin với tỷ lệ đều là 91,2%. Tỷ lệ kháng với các kháng sinh lần lượt là Cefepime 90,6%; Imipenem là 90,0%; Cefotaxime là 88,6%; Gentamicin là 88,1%; Amikacin là 78,6%; Trimethoprim/Sulfamethoxazole là 77,6%; Ampicillin/Sulbactam là 67,8% và kháng thấp nhất với kháng sinh Doxycycline với 36,5%.

Bảng 3.6. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa

Tên KS n Kháng Trung gian Nhạy cảm

SL % SL % SL % Piperacillin/Tazobactam 565 86 15,2 112 19,8 367 65,0 Ceftazidime 504 174 34,5 20 4,0 310 61,5 Cefepime 563 169 30,0 20 3,6 374 66,4 Imipenem 560 222 39,6 18 3,2 320 57,1 Meropenem 565 277 49,0 11 1,9 277 49,0 Amikacin 526 221 42,0 20 3,8 285 54,2 Gentamicin 527 289 54,8 3 0,6 235 44,6 Ciprofloxacin 553 310 56,1 16 2,9 227 41,0

Kết quả bảng trên cho thấy thấy vi khuẩn P. aeruginosa đã kháng với hầu hết các kháng sinh thử nghiệm. P.aeruginosa đề kháng cao với nhóm

Cephalosporin. Cụ thể, P.aeruginosa kháng Ceftazidime với tỷ lệ là 34,5% và Cefepime với tỷ lệ là 30,0%. Đối với nhóm Carbapenem , P.aeruginosa cũng đã kháng lại với cả Imipenem và Meropenem, cụ thể kháng Imipenem 39,6% và Meropenem 49,0%. P.aeruginosa có tỷ lệ kháng với Amikacin là 42,0%;

Bảng 3.7. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli Tên KS n Kháng Trung gian Nhạy cảm SL % SL % SL % Cefuroxime 7 5 71,4 0 0 2 28,6 Ceftazidime 66 30 45,5 1 1,5 35 53,0 Cefotaxime 57 41 71,9 1 1,8 15 26,3 Cefepime 65 18 27,7 13 20 34 52,3 Ertapenem 54 1 1,9 0 0 53 98,1 Imipenem 67 2 3,0 0 0 65 97,0 Meropenem 65 2 3,1 0 0 63 96,9 Amikacin 65 2 3,1 0 0 63 96,9 Gentamicin 64 32 50,0 0 0 32 50,0 Ciprofloxacin 67 49 73,1 4 6 14 20,9 ESBL 64 43 67,2 0 0 21 32,8 Sulfamethoxazole/Trimethoprim 67 50 74,6 0 0 12 17,9 Kết quả bảng trên cho thấy thấy vi khuẩn E.coli kháng lại nhiều nhất với kháng sinh Sulfamethoxazole/Trimethoprim là 74,6%; kháng sinh Ciprofloxacin là 73,1%; kháng sinh Cefotaxime là 71,9% và Cefuroxime với tỷ lệ là 71,4%; với ESBL là 67,2%; với Gentamicin là 50,0%; Ceftazidime là 45,5%. Tuy nhiên, có thể thấy E.coli còn khá nhạy cảm đối với Ertapenemkhi chỉ kháng 1,9%; với Imipenem chỉ kháng 3,0% và với Meropenem; Amikacin chỉ kháng với 3,1%.

Bảng 3.8. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn S.aureus Tên KS n Kháng Trung gian Nhạy cảm SL % SL % SL % Penicillin G 84 82 97,6 0 0 2 2,4 Cefoxitin 69 53 76,8 0 0 16 23,2 Gentamicin 88 37 42,0 7 8,0 44 50,0 Ciprofloxacin 90 50 55,6 3 3,3 37 41,1 Levofloxacin 90 49 54,4 1 1,1 40 44,4 Trimethoprim/Sulfamethoxazole 90 24 26,7 1 1,1 61 67,8 Clindamycin 88 68 77,3 1 1,1 19 21,6 Erythromycin 90 72 80,0 1 1,1 17 18,9 Vancomycin 50 0 0,0 0 0 50 100 Doxycycline 40 3 7,5 5 12,5 32 80

Kết quả biểu đồ trên cho thấy S.aureus đã kháng hầu hết các kháng sinh thuộc nhóm β-lactam, kháng gần như tuyệt đối với Penicillin G chiếm tới 97,6%; kháng Cefoxitin với tỷ lệ là 76,8%. Đối với kháng sinh các nhóm khác, S.aureus cũng đã đề kháng với kháng sinh nhóm Quinolone được thử

nghiệm là Ciprofloxacin với tỷ lệ 55,6%. Trong khi đó, S.aureus đề kháng với Clindamycin và Erythromycin với tỷ lệ cao hơn hẳn là Clindamycin 77,3% và Erythromycin 80,0%. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S.aureus đối với các

kháng sinh khác như Gentamicin là 42,0%. Tuy nhiên, có thể thấy S.aureus

còn khá nhạy cảm đối với Doxycycline khi chỉ kháng 7,5% và chưa kháng lại kháng sinh Vancomycin với độ nhạy cảm đạt tối đa là 100%.

Bảng 3.9. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae

Tên KS n Kháng Trung gian Nhạy cảm

SL % SL % SL % Ceftazidime 311 164 52,7 11 3,6 136 43,7 Cefotaxime 260 134 51,5 8 3,1 118 45,4 Cefepime 320 121 37,8 39 12,2 160 50,0 Ertapenem 233 68 29,2 1 0,4 164 70,4 Imipenem 319 105 32,9 23 7,2 191 59,9 Meropenem 320 108 33,8 14 4,3 198 61,9 Amikacin 312 14 4,5 40 12,8 258 82,7 Gentamicin 312 137 43,9 7 2,3 168 53,8 Ciprofloxacin 321 196 61,1 15 4,6 110 34,3 ESBL 304 80 26,3 0 0,0 224 73,7 Trimethoprim/Sulfamethoxazole 319 158 49,5 25 7,9 136 42,6 Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ sinh ESBL của K.pneumoniae là

26,3%. Tỷ lệ đề kháng với kháng sinh nhóm Cephalosporin của

K.pneumoniae cũng đáng báo động. Cụ thể, K.pneumoniae đã kháng với

Ceftazidime và Cefotaxime lần lượt là 52,7% và 51,5%; đối với Cefepime, tỷ lệ đề kháng của K.pneumoniae cũng đã lên đến 37,8%. Mặt khác, K.pneumoniae cũng đã kháng với Gentamicin với tỷ lệ 43,9%, trong khi tỷ lệ

này đối với Ciprofloxacin là 61,1%. Đặc biệt, tỷ lệ K.pneumoniae đề kháng với Trimethoprim/Sulfamethoxazole lên đến 49,5%. Nhóm Carbapenem tuy vẫn còn nhạy cảm tốt với K.pneumoniae nhưng đã bắt đầu xuất hiện sự đề

kháng với những kháng sinh thuộc nhóm này. Cụ thể K.pneumoniae kháng

Meropenem và Imipenem với tỷ lệ lần lượt là 33,8% và 32,9%; tỷ lệ đề kháng đối với Ertapenem là 29,2%.Tuy nhiên, có thể thấy K.pneumoniae còn khá

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.Tỷ lệ các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp phân lập được từ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2020 – 2021.

4.1.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm theo giới

Trong 2030 mẫu bệnh phẩm có kết quả nuôi cấy vi khuẩn dương tính của người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, tỷ lệ mẫu bệnh phẩm của nam giới chiếm 44,5%; nữ giới chiếm 55,5%.Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của một số tác giả trong nước. Nghiên cứu của tác giả Cẩn Thị Khánh Hòakhi tìm hiểu các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập được tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, tỷ lệ bệnh nhân nam cao gấp 2,5 lần nữ (71,66% so với 28,34%)[69].Nghiên cứu của Phạm Ngọc Kiếu, Phạm Ngọc Trung và cộng sự tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện An Giang năm 2015,nhằm xác định các loại vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện và tỉ lệ đềkháng kháng sinh cũng cho kết quả tương tự khi tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ (60% so với 40%)[70]. Nghiên cứu của tác giả Lê Bật Tân về đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh của viêm phổi bệnh viện ở người lớn điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy sự chệnh lệch lớn về giới tính, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới, tỷ lệ nam/nữ là 6,5/1[71]. Như vậy, nghiên cứu của các tác giả đều có tỷ lệ bệnh nhân nam nhiếm khuẩn hô hấp cao hơn hẳn tỷ lệ bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ và mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp tại bệnh viện hữu nghị việt tiệp hải phòng từ 2020 2021 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)