Phápluật một số quốc gia về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly

Một phần của tài liệu Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng (Trang 33)

con, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ con hoặc mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con”54

.

Ngày 01/01/2000 Luật HNGĐ năm 2000 ra đời và chính thức có hiệu thay thế cho Luật HNGĐ năm 1986. Luật HNGĐ năm 2000 có nhiều điểm tiến bộ vượt bậc về cơ chế thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trước đây. Theo đó vấn đề này được ghi nhận riêng biệt tại một điều luật, cụ thể: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên”55.Có thể thấy, Luật đã có sự điều chỉnh đối với căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là vì quyền lợi của con thay vì chỉ “khi cần thiết” như luật HNGĐ năm 1986. Tòa án căn cứ vào quyền lợi của con và xét đến nguyện vọng của con từ đủ 09 tuổi để đưa ra quyết định thay đổi. Tạo điều kiện cho con có cơ hội bày tỏ nguyện vọng của mình là muốn sống cùng ai.

Sau 13 năm Luật HNGĐ năm 2000 đi vào đời sống, bên cạnh những mặt đạt được, Luật đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế nhất định đòi hỏi phải có một đạo luật tiến bộ hơn để thay thế. Ngày 01/01/2015 Luật HNGĐ năm 2014 chính thức có hiệu lực, đây được xem là sự kế thừa và phát triển đáng khích lệ trong việc ghi nhận, đổi mới cơ chế thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nội dung này sẽ được làm rõ trong Chương 2 khóa luận.

1.3. Pháp luật một số quốc gia về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi ly hôn

Một phần của tài liệu Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)