Tại Hoa Kỳ, hầu hết các vấn đề pháp lý liên quan đến hôn nhân gia đình được điều chỉnh bởi pháp luật tiểu bang, và quyền của cha mẹ với con cũng không ngoại lệ. Khi đề cập đến pháp luật Hoa Kỳ là đề cập tới 51 hệ thống pháp luật khác nhau70. Vì lẽ đó, khi nghiên cứu pháp luật quốc gia này về thay đổi người trực tiếp
65 https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1989/41/section/8, truy cập ngày 19/5/2021
66 Tương tự như Anh, Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên tại Điều 85 Luật HNGĐ năm 2014. Theo đó, nếu cha, mẹ thực hiện một trong các hành vi tại khoản 1 điều này Luật này, thì Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của một bên quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
67 Jonathan Herring (2013), Family law, 6thed – New York, tr. 95
68 Mục 1 Đạo luật về quyền nuôi dưỡng trẻ em năm 1891 (Custody of Children Act 1891), https://www.legislation.gov.uk/ukpga/Vict/54-55/3/section/1, truy cập ngày 20/5/2021
69 https://www.wiselaw.co.uk/children-issues/child-arrangements-order-change/, truy cập ngày 20/5/2021
70 Trường Đại học Luật TP. HCM (2017), Tài liệu hướng dẫn học tập Luật so sánh, Nhà xuất bản lao động, tr. 214
30
nuôi con sau khi ly hôn, tác giả chỉ nêu ra những điểm nổi bật trong quy định ở một số tiểu bang.
Ở bang California, sau khi ly hôn hoặc ly thân một trong hai bên cha, mẹ có thể được trao quyền nuôi con (quyền giám hộ). Quyền giám hộ bao gồm: Quyền giám hộ pháp lý và quyền giám hộ vật chất. Tòa sẽ quyết định nếu cha, mẹ không đạt được thỏa thuận về việc nuôi con. Tùy vào điều kiện các bên, Tòa có thể trao quyền giám hộ chung cho cả cha, mẹ hoặc quyền giám hộ duy nhất cho một bên. Các tiêu chí để Tòa án quyết định bao gồm: sức khỏe, an toàn, phúc lợi của con; tiền sử lạm dụng trẻ của cha, mẹ; mức độ gần gũi giữa cha, mẹ và con; tiền sử sử dụng rượu hoặc các chất kích thích của cha, mẹ; các yếu tố khác như khả năng tạo điều kiện cho bên còn lại thăm nom con; khả năng chăm sóc, nuôi dạy con; nguyện vọng của con71. Sau đó, Thẩm phán sẽ ban hành “lệnh giám hộ và thăm nom”. Khi quyền giám hộ vật chất thuộc về một bên cha hoặc mẹ, bên còn lại sẽ có quyền thăm nom, trong lệnh sẽ có cả lịch trình thăm nom đảm bảo cha, mẹ không trực tiếp nuôi có đủ thời gian để ở cạnh con72. Đối với vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định. Theo đó, sau khi Tòa án ban hành lệnh giám hộ và thăm nom, cha, mẹ có quyền thay đổi73, ví dụ: khi con lớn lên nhu cầu, sở thích thay đổi; cha hay mẹ kết hôn hoặc có công việc mới; điều kiện của một bên thay đổi; có hành vi cản trở thăm nom trên thực tế,...Hoặc bất kỳ một lý do nào khác cho thấy “Lệnh giám hộ và thăm nom” hiện tại không đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con. Lúc này Tòa án cho phép cha, mẹ tự thỏa thuận, nếu đạt được thỏa thuận thì lập thành một văn bản trình lên để Tòa công nhận việc thay đổi trên cơ sở lợi ích tốt nhất cho con. Nếu không thỏa thuận được, một trong hai bên cha, mẹ có quyền nộp đơn lên yêu cầu Tòa án giải quyết và bên có yêu cầu phải chứng minh có sự thay đổi đáng kể trong hoàn cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của con. Thẩm phán chỉ chấp nhận thay đổi nếu lý do đó đủ thuyết phục74.
71 Mục 7 Luật Ly hôn, https://www.hg.org/divorce-law-california.html#7, truy cập ngày 19/5/2021
72 Lịch trình thăm nom tối thiểu là 1 ngày/ 1 tuần, thường được bố trí vào cuối tuần. Một số trường hợp, Thẩm phán có thể tăng thêm số ngày được thăm nom cho bên không trực tiếp nuôi.
73
“Changing a Custody Order”, https://www.courts.ca.gov/1187.htm?rdeLocaleAttr=en, truy cập ngày
20/5/2021
74 “California Child Custody Laws”, https://www.divorcenet.com/resources/child-custody/child-custody- california-best-interests-child.htm, truy cập ngày 21/5/2021
31
Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được thể hiện qua một số án lệ sau, vụ án thứ nhất75: Người cha khởi kiện ra Tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, với lý do người mẹ có hành vi cản trở cha thăm nom con, người mẹ và chồng mới cưới đã cố ý làm xấu hình ảnh cha ruột trong mắt đứa trẻ. Trước những cáo buộc trên, Tòa án giải thích rằng khi các bên kí vào lệnh đồng ý việc nuôi con, bất kỳ sự sửa đổi nào của lệnh đó phải dựa trên cơ sở cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong hoàn cảnh ảnh hưởng đến quyền lợi của đứa trẻ, các cáo buộc đưa ra thông thường phải kèm theo chứng cứ chứng minh nhưng người cha đã không cung cấp được. Tuy nhiên, Tòa nói thêm, trong các tranh chấp về quyền nuôi con chứng cứ không phải yếu tố quyết định. Sau khi xem xét lời khai của các nhân chứng khác trong vụ án Tòa chấp nhận yêu cầu thay đổi.
Hay một vụ án khác76: Tòa án chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con từ người cha sang cho người mẹ được nuôi. Quyết định của Tòa án xuất phát từ việc người cha là người đồng tính (nam) và hiện đã kết hôn với một người đàn ông khác. Cuộc sống hôn nhân của người cha đã ảnh hưởng đến tâm lý của hai đứa con, nhất là khi hai trẻ đều là nam, và đang trong độ tuổi vị thành niên. Dù việc nuôi dạy con của người cha được thực hiện tốt (điểm chuyên cần tốt, dạy các con chơi bóng, cùng con làm bài tập về nhà), thu nhập cao hơn so với người mẹ. Nhưng vì sự phát triển sau này của con, tòa vẫn quyết định để mẹ được nuôi con.
Giống với California, Ở bang New York cha, mẹ được thỏa thuận về quyền nuôi con (quyền giám hộ) sau khi ly thân hoặc ly hôn. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Quyền giám hộ cũng bao gồm hai nội dung chính: giám hộ vật chất ( con sẽ sống cùng ai) và giám hộ pháp lý ( xác định người có quyền ra các quyết định liên quan các vấn đề sức khỏe, giáo dục, tôn giáo, và các vấn đề phúc lợi khác)77. Tùy từng trường hợp, cha, mẹ có thể được trao quyền giám hộ chung hoặc duy nhất cho một bên, dựa trên những quyền lợi tốt nhất cho con78. Sau khi Tòa ban hành “Lệnh giám hộ và thăm nom” cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi, nếu không thỏa thuận được. Tuy nhiên, Thẩm phán chỉ chấp nhận yêu
75 Xem Án lệ của Wonci v. Woncik, 346 S.E.2d 277 (N.C. Ct. App. 1986) https://www.courtlistener.com/opinion/1318352/woncik-v-woncik/, truy cập ngày 19/5/2021
76 Xem Án lệ Pulliam v Smith, 476 S.E.2d 446 (1996) https://law.justia.com/cases/north-carolina/court-of- appeals/1996/coa95-1220-1.html, truy cập ngày 19/5/2021
77
Mục 6 Luật Ly hôn, https://www.hg.org/divorce-law-newyork.html#6, truy cập ngày 19/5/2021
78 Để đưa ra quyết định về quyền giám hộ Tòa án thường sẽ căn cứ vào các tiêu chí sau: quan hệ cha, mẹ với con cái; nhu cầu của trẻ; tuổi tác, sức khỏe của cha, mẹ; khả năng tạo điều kiện cho bên con lại thăm nom; tiền sử lạm dụng gia đình, các chất kích thích; bất kỳ yếu tố nào khác liên quan đến sức khỏe của đứa trẻ.
32
cầu khi sự thay đổi đáng kể trong hoàn cảnh ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của đứa trẻ79.
Trong thực tiễn giải quyết vụ án, không phải lúc nào Tòa án cũng chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cha, mẹ, điều này thể hiện thông qua vụ án sau:80 Sau khi ly hôn cha, mẹ thỏa thuận cùng nhau nuôi con và được Tòa án chấp nhận. Thỏa thuận được thực hiện trong một khoảng thời gian, cha và mẹ yêu cầu Tòa án thay đổi từ nuôi con chung sang nuôi con riêng cho một bên. Lý do của người mẹ là người cha đã có hành vi tự ý đổi chỗ ở cho con mà không báo cho người mẹ, ngăn cản việc thăm nom con (hành vi trên đã được Tòa xác nhận). Còn người cha cho rằng gia đình người mẹ phức tạp, có thành viên thường xuyên sử dụng ma túy, lo sợ ảnh hưởng đến con nên mới đưa con đến nơi khác sinh sống. Sau khi nghiên cứu vụ án, Tòa án quyết định không chấp nhận yêu cầu thay đổi với lý do con vẫn phát triển khỏe mạnh, bình thường. Ngoài ra, buộc người cha chấm dứt hành vi ngăn cản thăm nom và bồi thường cho người mẹ, hai bên tiếp tục cùng nhau nuôi con.
Ở bang Washington, Mục 7 Luật Ly hôn quy định: “Lợi ích tốt nhất của con là tiêu chuẩn để Tòa án xác định và phân bổ trách nhiệm cho cha, mẹ trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào; và nó được ghi nhận lại bởi một thỏa thuận nuôi dạy con của các bậc phụ huynh nhằm duy trì tốt nhất sự phát triển về mặt cảm xúc, sức khỏe cũng như chăm sóc thể chất của đứa trẻ. Mỗi phụ huynh có trách nhiệm nộp cho Tòa một kế hoạch nuôi dạy con lâu dài với các mục tiêu xác định về chăm sóc sức khỏe, sự ổn định về mặt cảm xúc của con; xác định trách nhiệm và quyền hạn đối với con mình. Ngoài ra, kế hoạch nuôi dạy còn bao gồm các điều khoản để giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai”81
. Thay vì thuật ngữ quen thuộc là quyền giám hộ và thăm nom, các Tòa án Washington lại sử dụng thuật ngữ “kế hoạch nuôi dạy con82” hoặc “lịch trình cư trú”. Theo đó, quyền nuôi con sau khi ly hôn hoặc ly thân có thể được xác định thông qua một kế hoạch nuôi dạy con chung của cha, mẹ dựa trên lợi ích tốt nhất cho con. Nếu cả hai không đạt được thỏa thuận,
79 “New York Child Custody Laws”, https://www.divorcenet.com/resources/new-york-child-custody-
laws.html, truy cập ngày 19/5/2021
80 Xem án lệ Stephanie R. v John R. 2019 NY Slip Op 50444 (U), https://law.justia.com/cases/new- york/other-courts/2019/2019-ny-slip-op-50444-u.html , truy cập ngày 19/5/2021.
81
https://www.hg.org/divorce-law-washington.html#7 , truy cập ngày 20/5/2021
82 Kế hoạch nuôi dạy con về cơ bản là một lịch trình nuôi con bao gồm nơi con ở, thời gian, địa điểm thăm nom, xác định người đưa ra các quyết định liên quan đến phúc lợi của con, cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
33
Tòa án sẽ yêu cầu mỗi người tự lập ra một bản kế hoạch và coi đây như một để xuất về quyền nuôi con cho Thẩm phán để đưa ra quyết định. Thông thường, Tòa án sẽ tạo mọi điều kiện để cha, mẹ cùng nhau nuôi con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền nuôi con có thể chỉ thuộc về một bên, thì bên còn lại có quyền thăm nom con. Lịch trình thăm nom sẽ được ấn định trong kế hoạch nuôi dạy con mà Tòa án ban hành. Người không trực tiếp nuôi con có quyền thay đổi kế hoạch bất kỳ lúc nào nếu như chứng minh được lý do đó ảnh hưởng đến quyền lợi của con83.
Như vậy, pháp luật giữa các bang của Hoa Kỳ cũng có sự khác biệt nhưng nhìn chung đều hướng tới việc bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho con sau khi cha, mẹ ly hôn. Pháp luật Hoa Kỳ thừa nhận cả quyền nuôi con chung và quyền nuôi con duy nhất cho một bên. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam quyền nuôi con chỉ thuộc về một bên cha, mẹ sau khi đã ly hôn84. Đối với vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con pháp luật Hoa Kỳ cũng có sự ghi nhận. Tuy nhiên, luật không quy định cụ thể căn cứ thay đổi khi có tranh chấp xảy ra như ở Việt Nam85, thay vào đó bên có yêu cầu chỉ cần chứng minh với Tòa là lý do đó ảnh hưởng đến quyền lợi của con một cách đáng kể thì Tòa án có cơ sở chấp nhận. Thêm nữa pháp luật Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên nền tảng pháp luật Anh, vì vậy, án lệ Hoa Kỳ cũng mang những đặc trưng cơ bản của án lệ Anh, như việc thừa nhận án lệ là một nguồn luật chính thống bên cạnh luật thành văn86. Án lệ ở đây được tất cả các Tòa án thường xuyên trích dẫn trong các tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con, bên cạnh đó trong các bản án cũng dành chỗ cho quan điểm của Thẩm phán về việc giải quyết vụ án, đặc biệt những vụ việc mà Tòa án coi là quan trọng. Việt Nam hiện nay cũng xem án lệ là cơ sở để Tòa án giải quyết tranh chấp87. Song, án lệ về tranh chấp thay đổi người
83 “Washington Child Custody Laws”, https://www.divorcenet.com/resources/washington-child-custody-
laws.html, truy cập ngày 20/5/2021
84
Khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”
85
Điểm b khoản 2 Điều 84 quy định: “Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”
86 Trần Thị Diệu Hương, “Xây dựng án lệ trong thông luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí TAND đăng ngày 24 tháng 02 năm 2019, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/an-le/xay-dung-an-le-trong- thong-luat-hoa-ky-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam, truy cập ngày 22/5/2021.
87
Điều 1 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ quy định: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”
34
trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hiện vẫn chưa được công bố nên việc giải quyết các tranh chấp vẫn dựa trên nguồn luật thành văn là chủ yếu.
35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận chung về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Chương 1 đã làm sáng tỏ căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con, những quyền cơ bản của con theo quy định của pháp luật bao gồm quyền về nhân thân và quyền về tài sản, nghĩa vụ và quyền cha mẹ với con cái sau khi ly hôn. Bên cạnh đó, Chương 1 khóa luận cũng làm rõ khái niệm và đặc điểm thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; ý nghĩa của việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Đây là những vấn đề mang tính cốt lõi, tạo nên những tiền đề quan trọng để xây dựng cơ chế thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được hiệu quả. Ngoài ra, tại Chương 1 khóa luận, việc nghiên cứu lược sử của pháp luật Việt Nam về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về quy định của pháp luật Việt Nam qua từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử, từ đó thấy được sự thay đổi và phát triển của pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị trong từng thời kỳ. Đồng