Ảnh hưởng của nhiệt độ thiêu kết

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit nền AlTi cốt hạt Al2O3 in situ (Trang 100)

Trước hết là ảnh hưởng của nhiệt độ thiêu kết, kết quả phân tích nhiễu xạ tia X hệ bổ sung 9Ti với thời gian titan bổ sung 15 phút và nhiệt độ thiêu kết từ 650oC đến 850oC được trình bày ở phụ lục 3.1. Ở nhiệt độ thiêu kết thấp 650oC vật liệu các pha liên kim – cốt hạt đã hình thành nhưng vẫn còn tồn tại titan, phản ứng xảy ra chưa hoàn toàn. Tại điều kiện này chỉ có các pha Al3Ti dễ hình thành còn các pha cần năng lượng hoạt hóa cao chưa xuất hiện, điều này hoàn toàn phù hợp với tính toán nhiệt động học mục 2.2.3 và các nghiên cứu đã trình bày ở trên. Khi nhiệt độ thiêu kết tăng lên 850oC, titan đã tham gia vào các phản ứng khó xảy ra hơn tạo pha Al-Ti, kết quả này phù hợp với những phân tích ở trên và nghiên cứu của S. Alamolhoda [47]. Với kết quả ảnh SEM ở phụ lục 3.1 cho thấy nền – cốt đã hình thành nhưng chưa rõ rệt và đồng đều. So với kết quả ở phần trên khi chưa bổ sung titan thì tại điều kiện này các pha nền – cốt đã hình thành với kích thước hạt nhỏ, phân tán đồng đều. Việc bổ sung titan làm cho điều kiện để phản ứng tạo pha nền Al-Ti và cốt hạt Al2O3 khó xảy ra hơn. Đó là do năng lượng tự do để titan phản ứng cao hơn của nhôm và titan điôxít, mặt khác lượng titan tăng thêm sẽ làm giảm lượng titan điôxit trong hỗn hợp ban đầu, làm cho phản ứng nhiệt nhôm sinh nhiệt bị hạn chế do vậy năng lượng cần thiết để quá trình xảy ra cần phải bổ sung thêm từ các điều kiện bên ngoài thông qua nghiền hoặc thiêu kết. Như vậy, tăng nhiệt độ thiêu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phản ứng tạo pha nền Al-Ti và cốt hạt Al2O3 diễn ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit nền AlTi cốt hạt Al2O3 in situ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)