Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng và những công cụ chuyển giao rủi ro tín dụng khác trong quản trị rủi ro tín dụng tạ

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 27 - 28)

- Thủ tục thu thập dữ liệu

4.1. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng và những công cụ chuyển giao rủi ro tín dụng khác trong quản trị rủi ro tín dụng tạ

cụ chuyển giao rủi ro tín dụng khác trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

4.1.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 4.1.2. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi

ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Công cụ PSTD được sử dụng đầu tiên tại Việt Nam là hợp đồng đầu tư gắn với RRTD. Cụ thể, năm 2006 với việc ban hành Công văn số 3324/NHNN-CSTT, ngày 27/04/2006, NHNN Việt Nam đã cho phép HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện thí điểm việc cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với RRTD cho khách hàng – một giao dịch hoán đổi RRTD có chuyển vốn ban đầu (Funded credit default swaps) (NHNN Việt Nam, 2006).

Theo Công văn số 3324/NHNN-CSTT, HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được phép cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với RRTD, và với thời gian thực hiện thí điểm sản phẩm này không quá 01 năm kể từ ngày ban hành Công văn này. Trong đó, sản phẩm đầu tư gắn với RRTD được cung cấp bởi HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những đặc điểm chủ yếu sau: Sản phẩm này chỉ gắn với RRTD của Chính phủ Việt Nam và/hoặc các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Khách hàng sử dụng sản phẩm đầu tư gắn với RRTD là các ngân hàng hoặc các định chế tài chính hoạt động tại Việt Nam theo Luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam. Thời hạn của giao dịch đầu tư gắn với RRTD không quá 5 năm. Bên cạnh đó, để cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với RRTD, HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí

Minh phải có quy trình đối với việc cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với RRTD phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái pháp luật của Việt Nam. Trong đó, bao gồm các biện pháp phòng ngừa rủi ro; đồng thời HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đầu tư, quản lý ngoại hối, lãi suất, các tỷ lệ an toàn vốn, trích lập dự phòng rủi ro (NHNN Việt Nam, 2006). Ngoài ra, với văn bản số 6749/NHNN-CSTT, ngày 23/7/2008, Thống đốc NHNN Việt Nam chấp thuận việc cho HSBC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và HSBC Chi nhánh Hà Nội – gọi chung là HSBC Việt Nam1, được tiếp tục triển khai thực hiện sản phẩm đầu tư gắn với RRTD đã được chấp thuận tại Công văn số 3324/NHNN-CSTT, ngày 27/4/2006 và Công văn số 6510/NHNN-CSTT, ngày 19/6/2007; đồng thời NHNN Việt Nam cũng cho phép HSBC Việt Nam mở rộng đối tượng khách hàng và sự cố tín dụng đối với chủ thể tham chiếu. Cụ thể, với đối tượng khách hàng, bao gồm thêm các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư được thành lập theo pháp luật của Việt Nam. Với sự cố tín dụng đối với chủ thể tham chiếu, mở rộng thêm sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của các trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác được phát hành trên lãnh thổ Việt Nam (Vietstock, 2008).

Trong các giao dịch liên quan đến sản phẩm đầu tư gắn với RRTD mà NHNN Việt Nam cho phép HSBC Việt Nam triển khai thực hiện thí điểm theo Công văn số 3324/NHNN-CSTT, Công văn số 6510/NHNN- CSTT và Công văn số 6749/NHNN-CSTT; đây là các giao dịch liên quan đến các hoạt động về PSTD tại Việt Nam. Trong các giao dịch PSTD này, HSBC Việt Nam giữ vai trò là bên bán PSTD hoặc giữ vai trò là ngân hàng trung gian trong việc cung cấp PSTD – trường hợp có áp dụng giao dịch đối ứng với HSBC Chi nhánh Hồng Kông. Trong khi đó, các NHTM

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 27 - 28)