5.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành của Việt Nam
5.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành những văn bản pháp lý nhằm giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam có
đủ định hướng để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng
5.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ ngành của Việt Nam liên quan đến việc cung cấp và chia sẻ thông tin
Kết luận chương 5
Chương 5 trình bày các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam.
Để có thể triển khai hiệu quả mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và kiến nghị như đã được đề cập tại chương 5. Trong đó, về trách nhiệm thực hiện các giải pháp và kiến nghị, có các giải pháp trách nhiệm thực hiện thuộc về các NHTM Việt Nam, nhưng cũng có các giải pháp và kiến nghị cần sự hỗ trợ từ phía các Cơ quan Quản lý của Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN
Sự xuất hiện của PSTD trong những thập niên gần đây, được xem là một trong những sự đổi mới đối với thị trường tài chính – đặc biệt là thị trường cho vay. Bởi sự xuất hiện của PSTD, ngoài việc cung cấp thêm cho các NHTM cơ hội để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới; chúng còn cung cấp thêm cho các NHTM công cụ để phòng ngừa RRTD, giảm thiểu RRTD tập trung hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay. Bên cạnh đó, PSTD còn tạo ra một cơ chế mới để quản trị RRTD chủ động trong hoạt động cho vay – bằng việc áp dụng mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD, các NHTM có thể chủ động điều chỉnh RRTD và/hoặc tỷ suất lợi nhuận của danh mục cho vay. Trước bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển đổi sang nền kinh tế số bằng việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0, cùng với đó là các NHTM Việt Nam đang trong tiến trình triển khai Hiệp ước an toàn vốn Basel II, và sắp tới là Basel III. Sự đổi mới toàn diện về quản trị RRTD nhằm giúp cho các NHTM Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các NHTM Việt Nam; và để thực hiện được điều này, một trong những cách các NHTM Việt Nam có thể tiếp cận, đó là áp dụng mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD.
Từ thực tiễn tại một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn vừa qua cho thấy, việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD của các NHTM, bên cạnh việc mang lại những lợi ích, chúng cũng có thể gây ra những rủi ro/tổn hại – đặc biệt là các NHTM sử dụng công cụ PSTD mà chưa có được sự phát triển cao về quản trị RRTD. Do đó, để các NHTM Việt Nam có thể triển khai hiệu quả mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua việc sử dụng công cụ PSTD; rất cần có thêm những cơ sở khoa học về việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại
các NHTM, và đặc biệt là cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học phù hợp với đặc điểm thực tế tại Việt Nam. Với mục đích này, NCS đã chọn đề tài của luận án “Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam” nhằm phân tích thực trạng sử dụng công cụ PSTD, khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, kết quả nghiên cứu của luận án ngoài việc phản ánh thực trạng sử dụng công cụ PSTD và các công cụ chuyển giao RRTD thông qua hình thức bán nợ xấu cho VAMC, NCS đã hình thành được mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam – bao gồm năm điều kiện với 12 biến quan sát/biến giải thích; đồng thời về mặt định tính có thể đánh giá sự đáp ứng của từng biến quan sát thông qua các dấu hiệu nhận diện. Ngoài ra, dựa vào kết quả đánh giá sự hoàn thiện về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam; NCS cũng đã đề xuất bốn nhóm giải pháp và hai kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Với kết quả nghiên cứu này, luận án có đóng góp cả về mặt lý luận, học thuật và thực tiễn. Về mặt lý luận và học thuật, luận án đã phát triển được mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Về mặt thực tiễn, quá trình thực hiện và kết quả nghiên cứu của luận án đã giúp những nhà quản trị, những người thực hành quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam có được sự hiểu biết sâu hơn về các công cụ, mô hình quản trị RRTD hiện đại; qua đó giúp họ có thể vận dụng tốt các công cụ, phương pháp, kỹ thuật, mô hình rủi ro hiện đại để quản trị RRTD hiệu quả hơn.
NCS mặc dù đã rất nỗ lực để hoàn thiện nội dung của luận án, nhưng kết quả nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể như sau: Thứ nhất, khi phân tích nội dung thực trạng sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, nghiên cứu sinh đã không thu thập được số liệu liên quan đến giá trị các giao dịch của các NHTM Việt Nam
khi mua PSTD để quản trị RRTD. Thứ hai, luận án mới chỉ đặt ra mục tiêu là nghiên cứu định tính nhằm khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, chưa thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm xác định, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (các biến quan sát) đến việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam – lý do là bởi để thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis), với mô hình gồm 12 biến giải thích được hình thành từ nghiên cứu định tính như trong luận án, đòi hỏi tối thiểu phải có 60 mẫu quan sát hợp lệ; nói cách khác, là cần tối thiểu 60 chuyên gia tham gia trả lời khảo sát. Với chủ đề về sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM Việt Nam, đây là một chủ đề nghiên cứu còn khá mới; với khả năng của NCS hiện tại rất khó để tìm đủ 60 chuyên gia
để tham gia trả lời khảo sát. Tuy nhiên, theo quan điểm của NCS, việc
nghiên cứu là một quá trình liên tục không ngừng. Do đó, hạn chế của luận án vừa được nêu, đây sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của NCS – khi số lượng các NHTM Việt Nam triển khai thành công Hiệp ước an toàn vốn Basel II và Basel III gia tăng, NCS sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận đủ số lượng chuyên gia cần khảo sát để thực hiện tiếp nghiên cứu định lượng.