- Thủ tục thu thập dữ liệu
1 Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 00% vốn nước ngoài số 235/GP-NHNN ngày 08/9/2008 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
4.2. Thực trạng về các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mạ
dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
4.2.1. Các điều kiện cần đáp ứng để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng
trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trên cơ sở lý luận về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại NHTM – đã được trình bày tại chương 2; với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp GT, với ba bước thực hiện gồm chọn mẫu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu – đã được trình bày chi tiết tại chương 3. Về phương pháp chọn mẫu, NCS chọn phương pháp chọn mẫu lý thuyết. Với phương pháp chọn mẫu này, trong số 189 lãnh đạo, nhân viên thẩm định tín dụng và quản lý RRTD đã tham gia trả lời khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019 có 32 lãnh đạo và 157 nhân viên. Trong số 32 lãnh đạo này, NCS đã lựa chọn được 11 lãnh đạo của 11 NHTM để tham gia thực hiện phỏng vấn chuyên sâu, 11 lãnh đạo được chọn là người có nhiều kinh nghiệm về quản trị RRTD nói chung, sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD nói riêng – vị trí công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng của 11 chuyên gia này được thể hiện tại
bảng 3.3 ở chương 3. Về thủ tục thu thập dữ liệu, NCS chọn thủ tục thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn sâu tay đôi – công cụ là dàn câu hỏi thảo luận bán cấu trúc dạng mở. Về phân tích dữ liệu, NCS chọn thủ tục phân tích dữ liệu dựa trên GT triển khai được thực hiện với ba công đoạn là phân tích mở, phân tích hướng vào các chủ đề trọng tâm, và phân tích chọn lọc.
Với 11 chuyên gia là những nhà quản trị cấp trung và cấp cao tại 11 NHTM Việt Nam đã được chọn, NCS tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với từng chuyên gia, dựa trên cách tiếp cận lý thuyết nền, dữ liệu định tính có được từ việc phỏng vấn chuyên sâu 11 chuyên gia này, được NCS phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng quản trị RRTD, khám phá các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, để phát triển mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, ngoài phân tích và tổng hợp dữ liệu có được từ phỏng vấn sâu 11 chuyên gia, NCS cũng tiến hành quy nạp theo các điều kiện, biến quan sát liên quan đến các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Các điều kiện và các biến quan sát được NCS chọn đưa vào mô hình, đó là khi các điều kiện và các biến quan sát đó có tối thiểu 70% số chuyên gia lựa chọn. Với tổng số 11 chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn, các điều kiện và các biến quan sát sẽ được chọn đưa vào mô hình khi có ít nhất 8 chuyên gia đề cập khi trả lời phỏng vấn. Thêm vào đó, để có được dấu hiệu nhận diện sự đáp ứng của các biến quan sát về mặt định tính trong mô hình này, NCS tiến hành diễn dịch và quy nạp dữ liệu đã được phân tích, tổng hợp sau khi phỏng vấn chuyên sâu 11 chuyên gia.
Kết quả tổng hợp từ phỏng vấn sâu các chuyên gia cho thấy, để có thể sử dụng hiệu quả công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, đòi hỏi phải đáp ứng được năm điều kiện với tổng số 12 biến quan sát. Bên cạnh đó, về mặt định tính, có thể đánh giá sự đáp
ứng của từng biến quan sát thông qua các dấu hiệu nhận diện (dữ liệu được thể hiện ở bảng 4.1).
Bảng 4.1. Các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam
TT Điều
kiện Biến quan sát
Dấu hiệu nhận diện sự đáp ứng của các biến quan sát về mặt định tính
1 Sự phát Sự phát triển về quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam Sự phát triển về các mô hình quản trị RRTD hiện đại (PTQT_BQS1)
Được biểu hiện bởi việc các NHTM Việt Nam đã áp dụng hoặc đã hiện diện các yếu tố nền tảng để có thể áp dụng các mô hình quản trị RRTD hiện đại phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế – đã áp dụng hoặc có khả năng áp dụng các mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua các công cụ chuyển giao RRTD, đặc biệt là công cụ PSTD
Sự phát triển về các công cụ quản trị RRTD hiện đại
(PTQT_BQS2)
Được biểu hiện bởi việc các NHTM Việt Nam đã sử dụng hoặc có khả năng sử dụng các công cụ quản trị RRTD hiện đại – hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện RRTD, công cụ/mô hình định lượng RRTD đối với khoản vay và danh mục cho vay, mô hình RAROC Sự phát triển về hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin (PTQT_BQS3)
Được biểu hiện bởi việc các NHTM Việt Nam đã phát triển hoặc có khả năng phát triển kho dữ liệu tập trung dựa trên việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 – thu thập, lưu trữ, xử lý, truy xuất thông tin để quản trị RRTD dựa vào dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, khả năng kết nối vạn vật; đã phát triển hoặc có khả năng phát triển hệ thống công nghệ thông tin được tích hợp vào một tổng thể nhằm tự
động hóa các nghiệp vụ liên quan đến quản trị RRTD – áp dụng việc quản trị RRTD dựa trên nền tảng ngân hàng số 2 Sự phát triển về nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam Sự thay đổi nhận thức về sự đổi mới quản trị RRTD (PTNL_BQS4)
Được biểu hiện bởi việc những nhà quản trị, những người thực thi nghiệp vụ chuyên môn của các NHTM Việt Nam có sự đổi mới căn bản, toàn diện đối với quản trị RRTD. Trong đó, bao gồm sự thay đổi nhận thức, quan điểm về RRTD và quản trị RRTD – nhìn nhận RRTD và quản trị RRTD trong trạng thái “động”; có sự thay đổi về cách tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật và mô hình rủi ro đối với quản trị RRTD – tiếp cận quản trị danh mục chủ động thông qua việc áp dụng các mô hình rủi ro hiện đại
Sự phát triển về chất lượng của đội ngũ nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản trị RRTD
(PTNL_BQS5)
Được biểu hiện bởi việc đội ngũ nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam có sự hiểu biết sâu và có khả năng vận dụng tốt những công cụ quản trị RRTD hiện đại theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế – các mô hình đo lường rủi ro danh mục, RAROC, PSTD; có sự hiểu biết sâu và khả năng vận dụng tốt những văn bản pháp lý có liên quan đến quản trị RRTD
3 Sự quản Sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về PSTD Sự hoàn thiện về hành lang pháp lý đối với PSTD và các lĩnh vực khác có liên quan đến PSTD (MTPL_BQS6)
Được biểu hiện bởi việc ban hành đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp lý có liên quan đến PSTD, quản trị RRTD đối với các NHTM Việt Nam; quy định đầy đủ, cụ thể phương thức giao dịch và thanh toán đối với PSTD trong các văn bản Pháp lý của Việt Nam – các quy định này được thể chế hóa trong các văn bản pháp lý của Việt Nam
Sự phát triển của các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các tổ chức tham gia thực thi những thiết chế đối với các hoạt động về PSTD
(MTPL_BQS7)
Được biểu hiện bởi sự hiện diện và kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức tham gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các tổ chức tham gia thực thi những thiết chế đối với các hoạt động về PSTD – điều chỉnh, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ những quy định về giao dịch, thanh toán, công khai, minh bạch thông tin đối với các hoạt động về PSTD
Sự hoàn thiện về hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam liên quan đến quản trị RRTD và PSTD
(MTPL_BQS8)
Được biểu hiện bởi việc ban hành đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp lý về thanh tra, giám sát; có quy chế, quy trình, cơ chế, công cụ để thanh tra, giám sát đối với hoạt động quản trị RRTD và sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD đối với các NHTM Việt Nam – thanh tra, giám sát tuân thủ và dựa trên cơ sở rủi ro
4 Sự phát Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam Sự phát triển của các thị trường hàng hóa cơ sở trên thị trường tài chính Việt Nam
(TTTC_BQS9)
Được biểu hiện bởi sự đa dạng hóa về chủ thể tham gia thị trường – số lượng và chất lượng các chủ thể kinh tế tham gia vào bên cung, bên cầu của thị trường cho vay, thị trường trái phiếu; sự đa dạng hóa về hàng hàng cơ sở – số lượng, quy mô và chất lượng của các khoản vay, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường tài chính Việt Nam
Sự phát triển về cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính Việt Nam
Được biểu hiện bởi sự hiện diện các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam – hệ thống quản trị
(TTTC_BQS10) cơ sở dữ liệu tập trung dựa trên nền tảng công nghệ số, nền tảng giao dịch điện tử 5 Sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với những hoạt động về PSTD tại Việt Nam Sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ XHTN tại Việt Nam (DVHT_BQS11)
Được biểu hiện bởi số lượng và năng lực hoạt động của các công ty XHTN độc lập tại Việt Nam – số lượng và chất lượng hoạt động của các công ty XHTN độc lập của Việt Nam, số lượng và chất lượng hoạt động của các công ty XHTN độc lập của nước ngoài đang tham gia cung cấp dịch vụ XHTN tại Việt Nam
Sự phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến PSTD và quản trị rủi ro tại Việt Nam
(DVHT_BQS12)
Được biểu hiện bởi sự đóng góp hoặc khả năng đóng góp trong việc phát triển chuyên môn về quản trị RRTD và PSTD – ban hành các bộ chuẩn mực về tiêu chuẩn nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức; ban hành các bộ tài liệu tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hành về chuyên môn; hỗ trợ đào tạo chuyên môn liên quan đến quản trị RRTD và PSTD.
Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả phỏng vấn sâu 11 chuyên gia
Với dữ liệu được thể hiện tại bảng 4.1 ở trên, mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam như sau:
SDPSTD =0+ ∑( 3 i=1 i∗ PTQT_BQSi) + ∑( 5 j=4 j∗ PTNL_BQSj) + ∑(k∗ MTPL_BQSk) 8 k=6 + ∑(l∗ TTTC_BQSl) 10 l=9 + ∑ ( 12 m=11 m∗ DVHT_BQSm)
Trong đó: SDPSTD (sử dụng phái sinh tín dụng): Biến phụ thuộc của mô hình, được thể hiện bởi việc các NHTM Việt Nam có sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD;
0,i,𝑗,k,l,m: Các tham số của mô hình;
PTQT_BQSi (Phát triển quản trị_biến quan sát thứ i): Các biến giải thích của mô hình, được sử dụng để đánh giá đối với điều kiện sự phát triển về quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam, i = 1, 2, 3;
PTNL_BQSj (Phát triển nhân lực_biến quan sát thứ j): Các biến giải thích của mô hình, được sử dụng để đánh giá đối với điều kiện sự phát triển về nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam, j = 4, 5;
MTPL_BQSk (Môi trường pháp lý_biến quan sát thứ k): Các biến giải thích của mô hình, được sử dụng để đánh giá đối với điều kiện sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về PSTD, k = 6, 7, 8;
TTTC_BQSl (Thị trường tài chính_biến quan sát thứ l): Các biến giải thích của mô hình, được sử dụng để đánh giá đối với điều kiện sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, l = 9, 10;
DVHT_BQSm (Dịch vụ hỗ trợ_ biến quan sát thứ m): Các biến giải thích của mô hình, được sử dụng để đánh giá đối với điều kiện sự phát triển của các chủ thể tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với PSTD tại Việt Nam, m = 11, 12.
Với mô hình về các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam – được trình bày tại bảng 4.1 ở trên, cùng với kết quả phân tích thực trạng về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, đây sẽ là cơ sở để NCS đánh giá về sự hoàn thiện đối với các điều kiện để sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam.
4.2.2. Thực trạng về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị RRTD tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam
4.2.3. Đánh giá chung về sự hoàn thiện các điều kiện để sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị RRTD tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam
▪ Sự hoàn thiện điều kiện sự phát triển về quản trị rủi ro tín dụng của
các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Ưu điểm, thành tựu: Các NHTM Việt Nam đã có được sự phát triển về quản trị RRTD theo hướng ngày càng tiệm cận hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Các NHTM Việt Nam đã tạo nên được một số yếu tố nền tảng quan trọng để làm cơ sở cho việc sử dụng công cụ PSTD trong quản trị RRTD.
- Hạn chế, những yếu tố chưa thật sự hoàn thiện: Các NHTM Việt Nam chưa áp dụng các mô hình rủi ro “khởi tạo – phân bổ” chủ động thông qua sử dụng công cụ chuyển giao RRTD. Một số NHTM sử dụng phương pháp IRB còn khá hạn chế; chưa sử dụng các mô hình định lượng rủi ro danh mục và mô hình RAROC. Một số NHTM có hệ thống cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin chưa thật sự đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu để có thể tự động hóa việc quản trị RRTD.
▪ Sự hoàn thiện điều kiện sự phát triển về nguồn nhân lực của các
ngân hàng thương mại Việt Nam
- Ưu điểm, thành tựu: Các NHTM Việt Nam đã phát triển được đội ngũ nguồn nhân lực có chuyên môn ngày càng được nâng cao và đạo đức nghề nghiệp ngày càng tốt. Các NHTM Việt Nam luôn cập nhật kịp thời các quy định pháp lý cho đội ngũ nguồn nhân lực.
- Hạn chế, những yếu tố chưa thật sự hoàn thiện: Một số NHTM vẫn có những nhà quản trị cấp cao nhận thức chưa đầy đủ sự cần thiết đối với
sự đổi mới về quản trị RRTD theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Một số NHTM vẫn có những lãnh đạo, nhân viên còn hạn chế về chuyên môn liên quan đến quản trị RRTD theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế
▪ Sự hoàn thiện điều kiện sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về phái sinh tín dụng
- Ưu điểm, thành tựu: Hành lang pháp lý làm nền tảng cho sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về PSTD và các lĩnh vực khác có liên quan đến PSTD, chúng đang được hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn trong giai đoạn gần đây. Đã có sự hiện diện của các Cơ quan thực thi chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
- Hạn chế, những yếu tố chưa thật sự hoàn thiện: Các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có các quy định liên quan trực tiếp đến PSTD. Thanh tra, giám sát của NHNN vẫn nặng về thanh tra, giám sát tuân thủ. Trong khi đó, thanh tra, giám sát được tiếp cận dựa trên cơ sở rủi ro để qua đó đưa ra được những cảnh báo sớm đối với RRTD nhằm định hướng