ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 (Trang 47)

3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3.1. Đặc điếm nhân khẩu học của BN tham gia nghiên cứu

Đặc điểm Số BN Tỷ lệ % Tuổi <40 tuổi. 6 3,6% 40-59 tuổi. 48 28,4% 60-79 tuổi. 102 60,4% ≥80 tuổi. 13 7,7% Giới Nam 94 55,6% Nữ 75 44,4% Dân tộc Kinh 169 100% Khác 0 0% Trình độ học vấn

Trung học cơ sở trở xuống 86 51%

Trung học phổ thông 51 30,1%

Cao đẳng, đại học trở lên 32 18,9%

Nghề nghiệp Đang đi làm 112 66,2% Nghỉ hưu 51 30,1% Khác* 6 3,7% Bảo hiểm y- tế Có 169 100% Không 0 0%

*: Nông dân, nội trợ

Nhận xét:

Trong số 169 hồ sơ bệnh án được khảo sát có 94 bệnh nhân nam chiếm 55,6%, bệnh nhân nử chỉ có 74 chiếm 44,4%. Độ tuổi từ 60-79 trong mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,4%, thấp nhất là <40 tuổi là 3,6%, tuổi cao nhất ghi nhận là 93 và thấp nhất là 27.

Dân tộc Kinh và BHYT khám bệnh tại bệnh viện chiếm 100%. Trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu, chiếm tỷ lệ cao nhất là trung học cơ sở là 51%, trung học phổ thông là 30,1% và cao đẳng, đại học chiếm thấp nhất 18,9%.

3.1.2. Đặc điểm về BMI

Bảng 3.2. Phân bố theo BMI ở đối tượng nghiên cứu

Phân loại BMI Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Gầy (< 18,5) 33 19,5% Bình thường (18,5 – 22,9) 49 29% Thừa cân (23 – 25) 56 33,1% Béo phì độ 1(>25 – 29,9) 22 13% Béo phì độ 2(>30) 9 5,4% Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy thể trạng bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được phân loại theo WHO đối với người châu Á, nhóm có thể trạng thừa cân với tỷ lệ cao nhất là 33,1%. nhóm có thể trạng gầy với tỷ lệ 19,5%, nhóm bệnh nhân bình thường là 29% và béo phì độ 1 là 13%, và thấp nhất là nhóm có thể trạng béo phì độ 2 với tỷ lệ 5,4%.

3.1.3. Đặc điểm điều trị của BN

Bảng 3.3. Đặc điểm điều trị của BN tham gia nghiên cứu

Đặc điểm BN Tỷ lệ % Thời gian mắc bệnh Dưới 5 năm 42 24,8% 5 - 10 năm 45 26,6% Trên 10 năm 82 45,6% Số lượng thuốc/ đơn thuốc ≤5 122 72,1% >5 47 27,9% Số bệnh kèm ≤2 30 17,8% >2 139 82,2% Đặc điểm dùng thuốc Thuốc uống 137 81%

Tiêm insulin (± thuốc uống) 32 19%

HbAlC Đạt mục tiêu (<7%) 82 48,5%

Không đạt mục tiêu (>7%) 87 51,5%

Glucose máu lúc đói

Đạt mục tiêu (4,4 - 7,2 mmol/l) 74 43,7%

Không đạt mục tiêu>7,2 mmol/l) 95 56,3%

Mục tiêu điều trị

Đạt mục tiêu

(EPG<7,2 mmol/l và HbAlc<7) 78 46,2%

Không đạt mục tiêu

(FPG>7,2 mmol/l và HbA1c>7) 91 53,8%

Nhận xét:

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trên 10 năm là cao nhất chỉ chiếm 45,6% mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh khoảng từ 5 đến 10 năm là 26,6%. Số bệnh nhân mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 24,8%. Số lượng thuốc/ đơn thuốc dưới 5 thuốc điều trị chiếm 72,1%, trên 5 đơn thuốc chiếm 27,9%. Trong đó số bệnh mắc kèm lớn hơn 2 là 82,2%, và nhỏ hơn 2 bệnh là 17,8%.

Tỷ lệ bệnh nhân uống thuốc chiếm 81%, tỷ lệ tiêm insulin kèm uống thuốc là 19%. Chỉ số HbAlC đạt mục tiêu và không đạt mục tiêu đều chiếm tỷ lệ là 48,5% và 51,5%. Glucose máu lúc đói đạt mục tiêu là 43,7% và không đạt mục tiêu chiếm 56,9%. Tỷ lệ mục tiêu điều trị đạt mục tiêu là 45,6% và không đạt mục tiêu là 54,4%.

3.1.4. Các bệnh lý kèm theo

Bảng 3.4. Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân:

Bệnh lý đi kèm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Tăng huyết áp 134 79,2%

Thiếu máu cục bộ cơ tim 98 57,9%

Bệnh lý thận 25 14,8%

Bệnh lý gan 17 10%

Bệnh lý về hệ tiêu hoá 63 37,2%

Nhận xét:

Trong số các bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp mắc kèm là lớn nhất chiếm 79,2% tiếp theo là về bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ tim chiếm 57,9%, Bệnh lý về hệ tiêu hoá 37,2%, bệnh lý thận chiếm 14,8%, và tỷ lệ thấp nhất là mắc bệnh lý gan chiếm 10%.

3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

3.2.1. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 gặp trong nghiên cứu

Bảng 3.5. Đặc điểm các loại thuốc bệnh nhân sử dụng

Nhóm thuốc Hoạt chất Tên thương mại Số

BN Tỷ lệ(%) Insulin Insulin Mixtard® 30 FlexPen®100 IU/ml 32 19%

Biaguanid Metformin Metformin Stella 850mg 87 51,4% DH-Metglu XR 500, 1000 39 23% Perglim M-2 3 1,8% Co Miaryl 2mg/500mg 18 10,6%

Sulfonylure Gliclazid Gly4par 30 78 46,1%

Gliclada 60mg 16 9,4%

Glimepirid Diaprid 4 37 21,8%

Co Miaryl 2mg/500mg 18 10,6%

Perglim M-2 7 4,1%

Nhận xét:

Các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 gặp trong mẫu nghiên cứu gồm các nhóm Biguanid, Sulfonylure và Insulin. Trong đó, Insulin chiếm 19%. Metformin là thuốc được sử dụng nhiều, gồm có: Metformin Stella 850mg, DH-Metglu XR 500, 1000, Perglim M-2, Co Miaryl 2mg/500mg lần lượt chiếm tỷ lệ là 51,4%, 23%, 1,8%.

Tiếp đó, thuốc điều trị nhóm Sulfonylure gồm: Gliclazid (Gly4par 30 46,1%, Gliclada 60mg 9,4%). Glimepirid (Diaprid 4 21,8%, Co Miaryl 2mg/500mg 10,6%, Perglim M-2 4,1%).

3.2.2. Các biến cố bất lợi (AE) gặp trong quá trình nghiên cứu

Kết quả về các biến cố bất lợi trong quá trình dùng thuốc điều trị trên bệnh nhân nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau

Bảng 3.6. Các AE gặp trong quá trình nghiên cứu

Các biến cố bất lợi Số BN Tỷ lệ (%)

Nôn, buồn nôn 75 44,3%

Chướng bụng, đầy hơi 62 36,6%

Chán ăn, đắng miệng 30 17,7%

Tiêu chảy 35 20,7%

Mệt mỏi 88 52%

Hoa mắt, chóng mặt 62 36,6%

Đau đầu 39 23%

Dị ứng (mẩn ngứa, ban đỏ ngoài da) 13 7,7%

Sút cân 7 4,1%

Sưng, viêm tại chỗ tiêm 34 20,1%

Đau khớp, đau lưng 16 9,4%

Nhận xét:

Kết quả cho thấy các biến cố bất lợi (AE) nghi nhận được nhiều nhất là mệt mỏi chiếm 52% và hoa mắt, chóng mặt chiếm 36,6%; Sau đó trên hệ tiêu hóa như nôn, buồn nôn chiếm 44,3%; chướng bụng, đầy hơi chiếm 36,6%, chán ăn, đắng miệng chiếm 17,7% và tiêu chảy chiếm 20,7%. Chỉ có 13 trường hợp có dị ứng với các biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngoài da.

3.2.3. Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu

Bảng 3.7. Tương tác tuốc gặp trong nghiên cứu

Các biến cố bất lợi Số BN (%) Hậu quả

Insulin + Enalapril 7 (4,1%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Insulin + Perindopril 12 (7,1%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Insulin + Metformin 81 (47,9%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Insulin + Bisoprolol 15 (8,8%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Insulin + Losartan 20 (11,8%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Insulin + Irbesartan 15 (8,8%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Insulin + Telmisartan 14 (8,2%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Metformin + Enalapril 11 (6,5%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Metformin + Perindopril 31 (18,3%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Gliclazid + Enalapril 4 (2,3%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Glimepirid + Enalapril 1 (0,6%) Tăng tác dụng hạ đường huyết

Nhận xét:

Qua nghiên cứu về các cặp tương tác thuốc sử dụng ở đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy không gặp trường hợp nào có tương tác ở mức độ chống chỉ định hoặc nghiêm trọng. Phần lớn là các cặp tương tác cần thận trọng, giám sát theo dõi nồng độ glucose huyết để cân nhắc hiệu chỉnh liều phù hợp với đáp ứng trên lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu

Giới: Trong nghiên cứu của tác giả, có 94 bệnh nhân nam chiếm 55,6%, bệnh nhân nử chỉ có 74 chiếm 44,4%. Tỷ lệ này gần tương đồng với nghiên cứu (Đặng Thị Thuỳ Giang, 2020), trong nghiên cứu ghi nhận, bệnh nhân được phỏng vấn nam giới 164 BN chiếm 54,7%, còn ở nữ giới 136 BN chiếm 45,3%. Nhưng khác biệt so với nghiên cứu của (Nguyễn Trung Anh, 2015) nữ là 61,6% và nam 38,5%. Có sự khác biệt như vậy có thể do sự khác biệt về địa điểm nghiên cứu, ở mỗi khu vực dân cư khác nhau, tỷ lệ mắc đái tháo đường cũng thay đổi về tỷ lệ giới tính, hay độ tuổi khu vực nghiên cứu.

Tuổi: Trong 169 bệnh nhân nghiên cứu, chỉ có 6 bệnh nhân dưới <40 tuổi chiếm 3,6%. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm khởi phát của bệnh ĐTĐ týp 2 chủ yếu gặp ở bệnh nhân trên 45 tuổi. Bệnh nhân trong độ tuổi từ 60-79 trong mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,4%.

Dân tộc: Nghiên cứu ghi nhận được tỷ lệ 100% là dân tộc kinh.

Trình độ học vấn: Đa phần BN ĐTĐ trong nghiên cứu có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống 51%, trung học phổ thông 30,1%, cao đẳng và đại học trở lên 18,9%. Kết quả này cao hơn so với kết quả của (Tô Lộc Ninh, 2020). Nghiên cứu ghi nhận trung học cơ sở trở xuống 41,9%, trung học phổ thông 31,6%, cao đẳng và đại học trở lên 26,5%, cho thấy người có học vấn từ trung học cơ sở trở xuống có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao so với người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên. Điều này tương tự với nghiên cứu của tác giả, người có trình độ học vấn thấp thì tỷ lệ mắc ĐTĐ có xu hướng tăng lên. Có thể trình độ học vấn càng cao, kiến thức càng rộng, vì vậy việc thiếu thông tin và hiểu biết về bệnh có thể là yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Nghề Nghiệp: Đa số BN mắc bệnh ĐTĐ đang đi làm 66,2%, nghỉ hưu 30,1%, khác là 3,7%. Kết quả này khác với nghiên cứu của (Tô Lộc Ninh, 2020) nghỉ hưu 43,9%, đang đi làm 31,8%, khác là 24,2%.

Bảo hiểm y tế: Nghiên cứu ghi nhận được bệnh nhân có bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ là 100%.

4.1.2 Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Tỷ lệ bệnh nhân bình thường là 29%, gầy 19,6%, béo phì độ 1 là 13%, thừa cân chiếm 33,1% và béo phì độ 2 là 5,4%. Kết quả này tương đối phù hợp với đặc điểm chung của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 của Việt Nam phần lớn không béo phì.

4.1.3 Đặc điểm điều trị của BN

Thời gian mắc bệnh: Trong nghiên cứu của tác giả là dưới 5 năm là 24,8%, từ 5 đến 10 năm là 26,6%, trên 10 năm là 45,6%.

Số lượng thuốc/đơn thuốc: Trong nghiên cứu ≤5 là 71,1% và>5 là 27,9%. Kết quả này khác so với nghiên cứu của (Tô Lộc Ninh, 2020) ≤5 là 32% và>5 là 68%.

Đặc điểm dùng thuốc: BN dùng thuốc uống là 81% và Tiêm insulin (± thuốc uống) là 19%. Kết quả này gần như tương đồng với kết quả của (Tô Lộc Ninh, 2020) bệnh nhân dùng thuốc uống là 83,3% và Tiêm insulin (± thuốc uống) là 16,7%.

Mục tiêu điều trị: Có 48,5% BN đạt HbAlC và có 43,7% BN đạt Glucose máu lúc đói. Khi xét mục tiêu điều trị trên 169 BN có đủ kết quả Glucose máu lúc đói và HbAlC, cho thấy có 53,8% BN không đạt mục tiêu điều trị. Các kết quả trên cho thấy tỷ lệ BN đạt mục tiêu điều trị chưa cao. Tình trạng đường huyết cao kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng ĐTĐ. Do đó, việc kiểm soát đường huyết ở BN ĐTĐ cần phải được quan tâm trong điều trị.

4.1.4 Các bệnh lý kèm theo

Trong số các bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp mắc kèm là lớn nhất chiếm 79,2% tiếp theo là về bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ tim chiếm 57,9%, Bệnh lý về hệ tiêu hoá 37,2%, bệnh lý gan chiếm 10%, và tỷ lệ mắc bệnh lý thận chiếm 14,8%.

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

4.2.1 Tỷ lệ các thuốc ĐTĐ týp 2 được điều trị trong nghiên cứu:

Trong điều trị ĐTĐ týp 2, việc lựa chọn các thuốc cho bệnh nhân phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của từng cá thể. Vì vậy, một danh mục thuốc đa dạng sẽ góp phần tạo điều kiện cho bác sỹ tối ưu hóa việc lựa chọn thuốc phù hợp trên từng bệnh nhân.

Metformin là thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 có nhiều ưu điểm như giảm chỉ số glucose 42

máu hiệu quả, không gây tăng cân, không gây hạ glucose máu, có tác động tốt đến các chỉ số Lipid máu. Ngoài ra thuốc còn có giá thành hợp lý, thấp hơn so với các thuốc ĐTĐ týp 2 thế hệ mới rất nhiều. Có thể do có nhiều ưu điểm như vậy nên Metformin là thuốc có tỷ lệ bệnh nhân sử dụng cao nhất (với các thuốc chính như Metformin Stella 850mg, DH-Metglu XR 500, 1000, Perglim M-2, Co Miaryl 2mg/500mg lần lượt chiếm tỷ lệ là 51,4%, 23%, 1,8%.).

Sulfonylure cũng được sử dụng tương đối nhiều. Trong nhóm này có 2 thuốc được dùng là gliclazid (gồm Gly4par 30 46,1%, Gliclada 60mg 9,4%). Glimepirid (Diaprid 4 21,8%, Co Miaryl 2mg/500mg 10,6%, Perglim M-2 4,1%). Trong nhóm sulfonylure, glimepirid là thuốc có liều dùng thấp nhất, có tác dụng kéo dài và chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày. Glimepirid có tác dụng hạ glucose máu tốt do kích thích tế bào p của tuỵ bài tiết insulin gần giống insulin sinh lý (tác dụng đặc hiệu lên kênh KATP làm phục hồi đỉnh tiết sớm của insulin) và làm tăng nhạy cảm của mô ngoại vi với insulin.

Insulin được sử dụng với tỷ lệ thấp nhất (chiếm 19%), đặc biệt được sử dụng nhiều nhất lúc mới nhập viện. BN cao tuổi bị ĐTĐ týp 2 sử dụng insulin là phổ biến nhất. Đặc điểm của BN cao tuổi mắc ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú thường là những BN nặng (đường huyết cao, suy thận, suy gan, suy tim, nhiễm trùng cấp, viêm phổi khi nhập viện), chính vì vậy BN cần được sử dụng insulin mới có thể kiểm soát được đường huyết. Bên cạnh đó, việc sử dụng insulin kết hợp với thuốc điều trị ĐTĐ dạng uống cũng nên được cân nhắc để có thể kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn và giảm bớt liều insulin tiêm hàng ngày. Một số bệnh nhân được thêm insulin vào phác đồ điều trị ở thời điểm sau do đáp ứng kém với phác đồ dùng các thuốc uống để nhanh chóng đưa glucose và HbA1c về mức mục tiêu. Bên cạnh đó cũng có những bệnh nhân được bỏ Insulin ra khỏi phác đồ do đã kiểm soát được đường huyết.

4.2.2 Các biến cố bất lợi (AE) gặp trong nghiên cứu

Kết quả cho thấy các biến cố bất lợi (AE) nghi nhận được nhiều nhất là mệt mỏi chiếm 52% và hoa mắt, chóng mặt chiếm 36,6%; Sau đó trên hệ tiêu hóa như nôn, buồn nôn chiếm 44,3%; chướng bụng, đầy hơi chiếm 36,6%, chán ăn, đắng miệng chiếm 17,7% và tiêu chảy chiếm 20,7%. Chỉ có 13 trường hợp có dị ứng với các biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngoài da. Các biến cố bất lợi này có thể xảy ra do sử dụng các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 như Metformin, thuốc này thường gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy) hay Gliclazid và Insulin thường gây

hạ glucose máu (biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi) (DiPiro Joseph T, 2008). Tuy nhiên, không loại trừ khả năng bệnh nhân sử dụng các thuốc khác của các bệnh mắc kèm hay do bất thường trong chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày mà gây ra những biến cố bất lợi này. Trong 13 bệnh nhân gặp dị ứng thì chỉ có các biểu hiện bị mẩn ngứa tại vị trí tiêm Insulin.

Nhìn chung, các biến cố bất lợi này đa phần là thoáng qua và bệnh nhân thường tự khỏi. Chính vì vậy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bệnh nhân nghiên cứu

4.2.3 Các tương tác gặp trong nghiên cứu

Một vấn đề khác cần lưu ý ngoài các biến cố bất lợi trong quá trình dùng thuốc đó là sự tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ở bệnh nhân. Trên thực tế, bệnh nhân ĐTĐ thường mắc kèm các bệnh THA và BTTMCB nên ngoài thuốc điều trị ĐTĐ, bệnh nhân thường được dùng kèm với các thuốc điều trị 2 bệnh này. Do đó, có thể xảy ra tương tác thuốc trên những bệnh nhân này. Qua thống kê trên các đơn thuốc của bệnh nhân, tác giả ghi nhận các cặp tương tác thuốc có ý nghĩa trên lâm sàng như sau:

- Phối hợp giữa Metformin và Enalapril có nguy cơ tăng tác dụng hạ glucose máu.

- Phối hợp Insulin và Metformin hay nhóm chẹn thụ thể pi- adrenergic hay nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin hay ức chế men chuyển có nguy cơ tăng tác dụng hạ

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 (Trang 47)

w