Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 (Trang 54)

Tỷ lệ bệnh nhân bình thường là 29%, gầy 19,6%, béo phì độ 1 là 13%, thừa cân chiếm 33,1% và béo phì độ 2 là 5,4%. Kết quả này tương đối phù hợp với đặc điểm chung của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 của Việt Nam phần lớn không béo phì.

4.1.3 Đặc điểm điều trị của BN

Thời gian mắc bệnh: Trong nghiên cứu của tác giả là dưới 5 năm là 24,8%, từ 5 đến 10 năm là 26,6%, trên 10 năm là 45,6%.

Số lượng thuốc/đơn thuốc: Trong nghiên cứu ≤5 là 71,1% và>5 là 27,9%. Kết quả này khác so với nghiên cứu của (Tô Lộc Ninh, 2020) ≤5 là 32% và>5 là 68%.

Đặc điểm dùng thuốc: BN dùng thuốc uống là 81% và Tiêm insulin (± thuốc uống) là 19%. Kết quả này gần như tương đồng với kết quả của (Tô Lộc Ninh, 2020) bệnh nhân dùng thuốc uống là 83,3% và Tiêm insulin (± thuốc uống) là 16,7%.

Mục tiêu điều trị: Có 48,5% BN đạt HbAlC và có 43,7% BN đạt Glucose máu lúc đói. Khi xét mục tiêu điều trị trên 169 BN có đủ kết quả Glucose máu lúc đói và HbAlC, cho thấy có 53,8% BN không đạt mục tiêu điều trị. Các kết quả trên cho thấy tỷ lệ BN đạt mục tiêu điều trị chưa cao. Tình trạng đường huyết cao kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng ĐTĐ. Do đó, việc kiểm soát đường huyết ở BN ĐTĐ cần phải được quan tâm trong điều trị.

4.1.4 Các bệnh lý kèm theo

Trong số các bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp mắc kèm là lớn nhất chiếm 79,2% tiếp theo là về bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ tim chiếm 57,9%, Bệnh lý về hệ tiêu hoá 37,2%, bệnh lý gan chiếm 10%, và tỷ lệ mắc bệnh lý thận chiếm 14,8%.

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 (Trang 54)

w