Môi trường kinh tế Singapore

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư của singapore và bài học cho việt nam (Trang 26 - 37)

4. Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư

4.3. Môi trường kinh tế Singapore

Singapore từng được mệnh danh là một trong bốn con rồng Châu Á khi nước này đạt được quá trình công nghiệp hóa thần tốc đồng thời duy trì được tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao trong những năm từ thập niên 1960 cho đến đầu thế kỷ 21, cho đến hiện tại, tuy không còn ngồi vững ở vị trí top đầu nhưng kinh tế Singapore vẫn được coi là một

nền kinh tế mạnh trong khu vực và thậm chí là trên thế giới. Một trong số những nguyên nhân giúp cho nền kinh tế của Singapore đạt được nhiều thành tựu huy hoàng như vậy là nhờ việc Singapore đã xây dựng được một môi trường kinh tế đầy lý tưởng.

Về GDP, GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nói kinh tế Singapore hiện nay vẫn được coi là một nền kinh tế mạnh trong khu vực và thậm chí là trên thế giới bởi theo thống kê của World Bank, năm 2020 GDP danh nghĩa của Singapore đạt 339,998.48 tỷ USD, xếp thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn cầu. Còn GDP (PPP) năm 2020 của Singapore cũng không chênh lệch quá nhiều về thứ tự xếp hạng khi đạt 560.205 tỷ USD, xếp thứ 39 thế giới. Nhìn chung, GDP của Singapore đang nằm trong top 40 các quốc gia cao nhất, và với một quốc gia có diện tích và dân số hạn chế thì chỉ số GDP của Singapore là rất đáng mơ ước.

Biểu đồ 6:Biểu đồ tăng trưởng GDP của Singapore giai đoạn 1968 - 2020 (USD)

Nguồn [9]

Tuy nhiên điều đặc biệt phải kể đến là GDP bình quân đầu người của Singapore, trong năm 2020 GDP (danh nghĩa) bình quân đầu người của quốc gia này đạt 59,797.75, xếp thứ 8 toàn cầu, riêng GDP (PPP) bình quân đầu người đạt 98,520.03, xếp thứ 2 toàn cầu, vượt trên nhiều quốc gia phát triển khác như Mỹ, Nhật….

Biểu đồ 7:Biểu đồ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Singapore 1968 - 2020 (USD)

Nguồn [10]

Tăng trưởng kinh tế của Singapore cũng hết sức khả quan. Từ sau khi giành được độc lập vào năm 1965, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Singapore nhiều lần chạm ngương hai con số, thậm chí có năm tăng trưởng đạt gần 15%, sau đó mức độ tăng trưởng của Singapore luôn ổn định ở mức 3-4% một năm. Sau khi chạm mức tăng trưởng âm vào năm 2020 do ảnh hưởng từ đại dịch COVID - 19, vào ngày 17/2/2022, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) công bố dữ liệu cho thấy, nền kinh tế nước này năm 2021 tăng trưởng 7,6%, thậm chí cao hơn so với ước tính trước đó là 7,2%, đồng thời giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 3-5% trong năm 2022.

Biểu đồ 8: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Singapore giai đoạn 1965 - 2020

Nguồn [11]

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một điểm sáng của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhìn chung là khá cao và ổn định, trong giai đoạn từ năm 2000 - 2019, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa bao giờ dưới 5%. Cho đến năm 2020, mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 ở ngương thấp nhất trong giai đoạn 2000 - 2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Trong tổng số 180 nền kinh tế, chỉ có 17 nền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP dương và Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách này. Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta nhưng dự kiến sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.

Biểu đồ 9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020

Nguồn [16]

Về Chỉ số tự do kinh tế

Quay trở lại với Singapore, ngoài các chỉ số về GDP, GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế thì các chỉ số khác của Singapore cũng rất khả quan. Theo báo cáo chỉ số tự do kinh tế 2021 của The Heritage Foundation, Singapore tiếp tục dẫn đầu danh sách các nền kinh tế tự do nhất thế giới, đây là năm thứ hai liên tiếp Singapore đứng đầu danh sách này. Số điểm của Singapore vượt xa so với cả điểm trung bình của 40 quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (60,2 điểm) và điểm trung bình của thế giới (61,6 điểm). Bảng xếp hạng dựa trên 12 chỉ số được xếp theo 4 hạng mục bao gồm, pháp quyền, quy mô chính phủ, hiệu quả quản lý và thị trường mở. Ông Anthony Kim, quản lý nghiên cứu tại The Heritage Foundation cho biết: “Singapore vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới được coi là tự do về kinh tế xét trên cả 12 chỉ số”. Theo báo cáo trên, người dân ở các nền kinh tế tự do hoặc phần lớn tự do được hưởng thu nhập cao gấp đôi mức trung bình của toàn cầu và gấp hơn 6 lần so với các nền kinh tế bị kìm hãm. Báo cáo cũng đánh giá, một xã hội càng tự do về kinh tế, người dân càng sống khỏe mạnh và có tuổi thọ cao hơn, cùng với khả năng tiếp cận lớn hơn đối với các sản phẩm xã hội có chất lượng như giáo dục, y tế và môi trường trong sạch hơn, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của tự do kinh tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng và tiến bộ xã hội bền vững.

Về chỉ số thuận lợi kinh doanh

Về Chỉ số thuận lợi kinh doanh (EBDI - Ease of Doing Business Index), Singapore cũng đứng đầu thế giới, nghĩa là rất thuận lợi trong kinh doanh. Chỉ số thuận lợi kinh doanh là chỉ số được đề ra bởi Ngân hàng thế giới. Thứ hạng cao cho thấy các quy tắc

cho kinh doanh tốt hơn, đơn giản hơn và bảo vệ quyền sở hữu mạnh hơn. Nghiên cứu thực nghiệm được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng ảnh hưởng của việc hoàn thiện những điều chỉnh này đối với tăng trưởng kinh tế là rất mạnh mẽ. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Singapore cũng rất khả quan khi 0.938 điểm, xếp thứ 11 thế giới.

Về lạm phát

Về lạm phát, có những giai đoạn lạm phát của Singapore tăng cao nhưng nhìn chung thì vẫn ở mức thấp, đặc biệt trong giai đoạn từ 2015 - 2019, lạm phát luôn được giữ ở mức dưới 2%. Tuy nhiên, sang đến năm 2020, dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Singapore cũng không ngoại lệ, kéo theo đó là lạm phát tăng cao. Theo bài viết trên báo The Straits Times ngày 23/11/2021, khi giá tiêu dùng tiếp tục tăng trên toàn thế giới, môi trường lạm phát cao hơn đang đe dọa trở thành di chứng lâu dài của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau cuộc suy thoái do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Vì Singapore nhập khẩu gần như mọi thứ mà người dân nước này tiêu dùng, nên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tất cả các mặt hàng trong tháng 9/2021 đã ghi nhận mức tăng cao nhất trong 8 năm qua tại “đảo quốc sư tử”. Sang đến năm 2022, lạm phát tại Singapore vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục khi vào tháng 2/2022, lạm phát tiếp tục tăng lên tới 4,3%, cao nhất kể từ tháng 2/2013. Tuy nhiên, chính phủ Singapore cũng đang có những hành động để kiểm soát thực trạng này. Cụ thể, tháng 10/2021, MAS đã chấm dứt lập trường nới lỏng kéo dài 19 tháng và nâng nhẹ độ dốc của biên độ chính sách tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng đô la Singapore (SGD) từ mức 0% trước đó. Theo nguyên tắc chung, một đồng nội tệ mạnh sẽ giúp nhập khẩu rẻ hơn. Các nhà chức trách cũng đã chuyển sang tìm cách “hạ nhiệt” lạm phát giá tài sản với các biện pháp được công bố vào tháng 12/2021. Chính phủ Singapore cũng đã đề ra chiến lược “đa hướng” để giải quyết tình trạng lạm phát gia tăng. Mặc dù chính sách tiếp theo của MAS dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 4/2022, nhưng ngân hàng trung ương Singapore cho biết, họ sẵn sàng siết chặt chính sách hơn nữa nếu nhận thấy lạm phát đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Bộ trưởng Tài chính Singapore ông Lawrence Wong cho biết, chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ các điều kiện kinh tế hiện hành, trong đó có triển vọng lạm phát để quyết định thời điểm tăng Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), vốn dự kiến diễn ra từ năm 2022 - 2025.

Biểu đồ 10: Tỷ lệ lạm phát của Singapore giai đoạn 1965 - 2021

Nguồn [17]

Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam lại khá cao, ở một số thời điểm lạm phát ở Việt Nam lên tới mức 2 con số. Tuy nhiên trong quý I năm 2022, dù nhiều quốc gia đã đo được mức lạm phát tăng cao do nhưng lạm phát ở Việt Nam vẫn đang được kiểm soát khá tốt. Có nhiều nguyên nhân giúp Việt Nam làm được điều này, một trong số đó là nhờ tốc độ phản ứng mau lẹ và các biện pháp, chính sách hợp lý của Chính phủ. Nhìn chung, việc kiểm soát lạm phát ở nước ta hiện nay đang được thực hiện khá tốt, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể xem xét học hỏi hoặc rút kinh nghiệm từ các biện pháp kiểm soát lạm phát của Singapore.

Biểu đồ 11: Tỷ lệ lạm phát của Vietnam giai đoạn 1996 - 2021

Về tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore nhìn chung là thấp. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất của Singapore trong giai đoạn 1986 - 2021 là khoảng 6.00% còn năm thấp nhất chỉ 1.4%. Đặc biệt, từ năm 2010 cho đến hết năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore luôn ở mức dưới 2.5%.

Biểu đồ 12: Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore giai đoạn 1986 – 2021

Nguồn [12]

Chỉ đến năm 2020 khi đại dịch COVID-19 hoành hành thì tỷ lệ thất nghiệp của Singapore mới tăng trở lại. Theo thông báo của Bộ Nhân lực Singapore (MOM), tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong quý II/2020 đã tăng lên 2,9%, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên khi đi vào giai đoạn bình thường hóa sau đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore đã giảm xuống.

Về phía Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cũng khá thấp. Trong suốt giai đoạn từ năm 1999 - 2020, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam chưa bao giờ vượt quá 3%. Nếu chỉ nhìn vào số liệu thống kê tỷ lệ thất nghiệp, có thể thấy Việt Nam kiểm soát thất nghiệp tốt hơn Singapore, tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Trong khi tỷ lệ lao động ở lĩnh vực nông nghiệp của Singapore chỉ đạt xấp xỉ 2% đến 3%, đa phần lao động tập trung ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, lao động có đặc điểm là trình độ cao thì ở Việt Nam, lực lượng lao động trong nông nghiệp lên tới khoảng 40%, hơn nữa đặc điểm chung của lao động trong khu vực nông nghiệp của Việt Nam là trình độ thấp.

Biểu đồ 13: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2021

Nguồn [18]

Các biện pháp, chính sách Singapore áp dụng để cải thiện môi trường kinh tế

Có thể thấy, môi trường kinh tế của Singapore hiện tại đang là môi trường vô cùng lý tưởng cho các nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình hình của Singapore vào năm 1965, tức là sau khi độc lập không hề khởi sắc như thế này. Sau khi độc lập khỏi Malaysia, Singapore đã phải đối mặt với những vấn đề xuất phát từ việc chỉ có thị trường nội địa nhỏ với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao. 70% hộ gia đình Singapore phải sống trong điều kiện và hoàn cảnh vô cùng tồi tệ và một phần ba người dân phải sống nhờ trong các khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình rơi vào khoảng 14%, GDP bình quân đầu người là 516 dollar Mỹ và một nửa dân số không biết chữ. Có thể nói, để đạt được vị trí như ngày hôm nay, công lao đầu tiên phải kể đến là vị lãnh đạo của Singapore lúc ấy, thủ tướng Lý Quang Diệu.

Khi ông Lý Quang Diệu nhận trọng trách lãnh đạo Singapore, đây là một trong những nước tham nhũng lan tràn nhất, bất ổn chính trị là chuyện cơm bữa. Tuy nhiên, hiện Singapore đứng thứ 7 trong danh sách các quốc gia chống tham nhũng hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, các chính sách tài chính và kinh tế của Singapore thời kỳ đầu hầu như đều nhằm mục đích ngăn chặn tham nhũng và bất ổn chính trị. Thay vì để các khoản tiền bị rơi vào những cái túi không đúng, chúng được phân bổ cho người dân để thoát khỏi đói nghèo. Tất cả các khoản bổ sung được sử dụng để biến Singapore thành một quốc gia thành công, thậm chí còn vượt cả nhiều quốc gia Á - Âu. Đồng thời,

kinh tế bền vững. Họ đánh sập tất cả những kiểu kinh doanh lỗi thời, ít lợi nhuận và thay thế bằng những mô hình bền vững, có lợi nhuận hơn. Chính quyền tập trung sử dụng các tài nguyên thiên nhiên ít ỏi một cách hợp lý để phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhiều người dân. Chính phủ Singapore khi ấy cũng hạn chế hoạt động của các ngân hàng nước ngoài và ngăn chặn việc quốc tế hóa đồng đôla Singapore. Vì vậy, các công ty quốc tế phải tận dụng cơ hội này để thành lập trụ sở của mình tại Singapore. Nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh vào sự phát triển của lĩnh vực công nghệ và kết quả là các công ty quốc tế đã biến Singapore thành trung tâm khu vực. Ngay từ những năm đầu thập niên 60, Singapore đã chuyển đổi thành công từ vai trò một cảng hàng hóa và căn cứ quân sự của Anh trở thành một trung tâm dịch vụ và công nghiệp của khu vực.

Giai đoạn 1959 - 1965, Chính phủ Singapore đã thông qua chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Mục tiêu là nhằm cung cấp một trụ cột kinh tế mới, củng cố vai trò là cảng trung chuyển thương mại đồng thời tạo việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng nhanh. Kế hoạch công nghiệp hóa của Singapore thời điểm đầu những năm 1960 dựa chủ yếu trên của Báo cáo khảo sát của Phái đoàn Liên hợp quốc về công nghiệp. Báo cáo của Phái đoàn liệt kê các ngành công nghiệp có tính khả thi về mặt kinh tế trong ngành đóng tàu và sửa chữa, kỹ thuật kim loại, hóa chất, thiết bị điện cũng như kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, các biện pháp kinh tế, tổ chức và hoạt động để thúc đẩy sản xuất các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Báo cáo cũng khuyến nghị Chính phủ Singapore tiếp tục các biện pháp bảo hộ sản xuất đối với một số ngành công nghiệp và có chính sách khuyến khích khu vực sản xuất trong nước tham gia quá trình công nghiệp hóa. Chính phủ phải trực tiếp đầu tư ở những lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp tư nhân trong nước không tham gia. Với quy mô kích nhỏ bé (dân số 2 triệu người tại thời điểm tách ra từ Malaysia vào năm 1965), Singapore đã không lựa chọn chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ vì đây là lựa chọn chính sách đòi hỏi quá nhiều nguồn lực. Thay vì đó, quốc gia này đã lựa chọn cơ chế thương mại tự do làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa; do đó quá trình hoạch định và thực thi chính sách công nghiệp của Singapore khác biệt rất nhiều so với các nước Đông Á khác. Thêm vào đó, với xuất phát điểm gần như không có các doanh nghiệp nội địa có năng lực sản xuất công nghiệp đủ mạnh, chính phủ Singapore đã quyết định hợp tác chặt chẽ với các công ty xuyên quốc ngay từ giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa.

Trong suốt giai đoạn 1965 - 1973, tăng trưởng GDP của Singapore giữ ở mức 12,7%, một mức tăng hết sức lý tưởng. Giai đoạn này cũng là giai đoạn Singapore bắt tay vào phát triển ngành dịch vụ tài chính - ngành biến Singapore thành trung tâm tài

chính không chỉ đơn giản là một phương tiện hỗ trợ sự phát triển của các ngành khác,

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư của singapore và bài học cho việt nam (Trang 26 - 37)