Khả năng tiếp cận các nguồn lực

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư của singapore và bài học cho việt nam (Trang 48 - 56)

4. Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư

4.5. Khả năng tiếp cận các nguồn lực

Đất đai:

Singapore là một trong những quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới. Với diện tích nhỏ hẹp nhưng Singapore lại là quốc gia có mật độ dân số cao nhất trên toàn thế giới và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu diện tích cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, Singapore hạn chế một số lĩnh vực đầu tư của nước ngoài trong đó có sở hữu đất đai gây khó khăn ban đầu cho các nhà đầu tư mới bắt đầu tiếp cận thị trường này.

Thêm vào đấy, Singapore hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, trong đó có quyền sở hữu đất đai. Từ đấy suy ra các nhà đầu tư nước ngoài rất khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Singapore. Chẳng hạn, một quốc gia A muốn thuê một mảnh đất để xây dựng nhà máy sản xuất, thì tuy việc thuê đất không phải là không có khả năng nhưng do chính sách này của chính phủ nên quá trình có thể bị kéo dài và gặp nhiều khó khăn.

Ơ Singapore, đất đai Đất đai được phân ra 2 sở hữu (Nhà nước và tư nhân), trong đó, đất sở hữu Nhà nước chiếm 98%. Tùy theo từng dự án, từng loại đất và quy hoạch, nhà đầu tư được thuê thời hạn 20, 30, 50 và 99 năm. Hết thời hạn, người thuê đất phải tháo dơ công trình, trả lại đất cho nhà nước vô điều kiện. Trong trường hợp còn thời hạn thuê mà Nhà nước thu hồi, hai bên thương lượng giá bồi thường, nếu vẫn không thương lượng được thì đưa ra tòa án hoặc khiếu nại đến Chính phủ. Nếu phán quyết cuối cùng cũng không thành thì Nhà nước cương chế thu hồi đất.

Singapore sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tính giá trị thặng dư của nhà đầu tư trong xác định giá đất. Trường hợp đất và tài sản thuộc sở hữu nhà nước đưa ra đấu giá thì Singapore thực hiện theo quy trình: Nhà nước định giá và người tham gia đấu giá (hoặc nhà đầu tư) cũng đưa ra giá của mình (thông tin giá được bảo mật).

Đồng thời, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đối tác - do khan hiếm đất đai, cộng đồng phải sống gần nhau, sự phát triển của một khu vực có thể sẽ ảnh hưởng đến khu vực bên cạnh. Vì thế, tất cả các bên liên quan cần phải hợp lực cùng nhau để tìm ra giải pháp sao cho không có những hậu quả đáng tiếc làm giảm chất lượng cuộc sống của các bên liên quan.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định của các đạo luật đất đai trước kia, Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục quy định theo hướng cho phép doanh nghiệp có vốn ĐTNN có quyền lựa chọn phương thức tiếp cận đất từ Nhà nước hoặc từ thị trường.

Đồng thời, với mỗi phương thức tiếp cận đất đai, Luật Đất đai năm 2013 cũng đã quy định theo hướng mở rộng hơn những hình thức nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Trường hợp doanh nghiệp có vốn ĐTNN lựa chọn phương thức tiếp cận đất đai từ Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 quy định hai hình thức sử dụng đất: 1) Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở nhằm mục đích để bán hoặc kết hợp bán và cho thuê; 2) Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê . Trường hợp doanh nghiệp có vốn ĐTNN lựa chọn phương thức tiếp cận đất đai từ thị trường thì có thể lựa chọn một trong các hình thức sau: nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị QSDĐ; nhận góp vốn bằng QSDĐ; thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Ơ Việt Nam, quyền tiếp cận đất đai là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Trải qua gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, pháp luật về quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam đã không ngừng được quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã kịp thời quán triệt những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Cách tiếp cận trong các lần sửa đổi Luật đất đai cho thấy hệ thống pháp luật đất đai đang dần “thân thiện” hơn với cơ chế thị trường vì lợi ích của người sử dụng và tiếp cận gần gũi hơn nữa với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Pháp luật hiện hành về quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có vốn ĐTNN với nhiều nội dung tiến bộ đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Vốn

Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn vay từ Ngân hàng. Singapore luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) khi đầu tư vào đây có cơ hội tiếp cận được với nguồn vốn qua các khoản vay ưu đãi chỉ cần đáp ứng đủ tiêu chí tối thiểu mà các tổ chức tài chính hay ngân hàng đặt ra.

Mỗi tổ chức tài chính sử dụng một bộ tiêu chí đủ điều kiện cơ bản để đánh giá các ứng dụng cho vay kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Singapore. Các tiêu chí đủ điều kiện khác với tiêu chí đánh giá tín dụng. Một doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đủ điều kiện để áp dụng cho một khoản vay kinh doanh, nhưng vẫn có thể bị từ

Tiêu chí đủ điều kiện cơ bản

Hợp nhất Được hợp nhất tại Singapore Năm hoạt động Tối thiểu 2 năm

Doanh thu Ít nhất 300000$

Cổ phần Ít nhất 30% cổ phần địa phương Bảng 3: Bảng Tiêu chí đủ điều kiện cho các khoản vay kinh doanh tại Singapote

Nguồn [7]

Tuy nhiên, quy trình đăng ký cho một khoản vay kinh doanh tại Singapore trải qua nhiều bước như sau:

- Đăng ký trực tiếp hoặc trực tuyến tại các nhánh/cơ sở cho vay

- Xác nhận từ cơ sở cho vay lần một (ví dụ như loại hình kinh doanh, tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp)

- Nộp hồ sơ

- Xác nhận lần hai từ cơ sở/ tổ chức cho vay - Chờ phê duyệt

- Khi hồ sơ của bạn được phê duyệt, cơ sở cho vay sẽ trình bày và đưa ra các đề xuất cho vay thích hợp với doanh nghiệp của bạn

- Đôi khi họ sẽ yêu cầu truy cập vào trang web của doanh nghiệp bạn để hiểu rõ hơn về hệ thống hoạt động của doanh nghiệp

- Ký hồ sơ vay vốn - Giải ngân

Từ một nước nghèo “ở thế giới thứ ba”, Singapore đã mất 30 năm để trở thành một trung tâm tài chính hàng đầu và giữ phong độ đến ngày nay. Đó là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận nguồn vốn

Singapore làm trụ sở khu vực, nơi đây còn có khoảng 4.000 công ty Trung Quốc chọn làm bệ phóng khi thâm nhập Đông Nam Á. Vào những năm 90, Singapore thực sự trở thành một trong những trung tâm tài chính tầm cơ thế giới với thị trường ngoại hối đứng hàng thứ tư sau London, New York và chỉ đứng sau Tokyo một chút. Nhưng đến đầu năm 1997, nhận thấy MAS (Cơ quan tiền tệ quốc gia) bị trì trệ, ông Lý Quang Diệu đã vận động đưa ông Lý Hiển Long làm Chủ tịch MAS từ 1998.

Ngay khi tham gia, ông Long tiến hành từng bước để đẩy mạnh ngành quản lý tài sản và chỉnh sửa các điều luật quốc tế hóa đồng đôla Singapore, để đẩy mạnh mức tăng trưởng thị trường vốn. MAS khuyến khích SES (Sở Giao dịch Chứng khoán) và SIMEX (thị trường mua bán kỳ hạn) sáp nhập, thả nổi mức hoa hồng và quyền tiếp cận các sở giao dịch này. MAS cũng tự do hóa việc thâm nhập vào khu vực ngân hàng nội địa bằng cách cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mở thêm chi nhánh và các ATM. Nó tháo bỏ các hạn chế quyền sở hữu của nước ngoài về các cổ phần ngân hàng nội địa, trong khi yêu cầu các ngân hàng thành lập các ủy ban trong hội đồng quản trị, rập khuôn những cách tổ chức tương tự ở nhiều ngân hàng Mỹ.

"Chúng ta phải cố gắng hết sức để tạo ra sự khác biệt cho chính mình, như cung cấp chính trị và kinh tế ổn định, pháp quyền, cơ sở hạ tầng hiệu quả và lực lượng chuyên gia có tay nghề cao. Đây là những điểm đặc biệt, có lợi cho các hoạt động như quản lý tài sản. Chúng ta cần tìm ra những cách mới để tiếp thị chúng và mang lại hiệu quả kinh doanh", ông Lý Hiển Long nói vào tháng 10/2002, khi đang là Phó thủ tướng Singapore kiêm Chủ tịch MAS.

Về Lao động:

Singapore là một trong những quốc gia trên thế giới thành công nhất trong phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững dựa trên nguồn nhân lực kỹ thuật được đào tạo tốt, có đủ khả năng, trình độ tiêu thụ, lĩnh hội kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đây là bài học kinh nghiệm quý giá cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam về chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực. Thực tế đã cho thấy nguồn lao động chất lượng cao, kỷ luật đã giúp Singapore nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư trên thế giới.

Tính đến năm 2018 Singapore có 5.5 triệu lao động (kể cả dân nhập cư và du học sinh). Là một quốc gia ít dân chính phủ Singapore đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực trẻ nước ngoài do đó trong số 5,5 triệu lao động có tới 25% là

thuận lợi về địa lý, Singapore nhận thức được rất rõ ràng để phát triển kinh tế và nâng cao cuộc sống người dân thì phải dựa vào nguồn lực bên ngoài và nhân lực chất lượng cao.

Chất lượng lao động

Chỉ số nhân lực 2020 (HCI) do Diễn đàn thế giới đánh giá đã xếp hạng Singapore đứng thứ ba toàn cầu và nhất châu Á với 0,88 điểm. Trong khi đó Việt Nam ghi nhận 0,69 điểm xếp thứ 38 trên tổng số 174 nền kinh tế tắng 0,03 điểm so với năm 2010, thuộc nhóm những quốc gia có chỉ số vốn nhân lực cao nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với Singapore.

Biểu đồ 14: Biểu đồ chỉ số vốn nhân lực ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2020

Nguồn [6]

Đào tạo đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới, có thái độ làm việc tích cực, thành thạo về chuyên môn và tạo ra năng suất vô cùng lớn, thúc đẩy đào tạo tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thông dụng tiện cho tiếp cận thị trường toàn cầu. Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo Singapore rất trong sạch, hầu như không có sự xuất hiện của tham nhũng tại đây.

Biểu đồ 15: Năng suất lao động của Singapore và một số nước trong khu vực 2019

Nguồn [8]

Những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam liên tục gia tăng cả về giá trị và tốc độ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Năm 2019, NSLĐ của Việt Nam đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4,791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018). Theo sức mua tương đương (PPP) 2011, NSLĐ Việt Nam năm 2019 đạt 11.757 USD, tăng 1.766 USD; tăng 6,2% so với năm 2018, là năm có mức tăng NSLĐ cao nhất trong giai đoạn 2016-2019. Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng NSLĐ cao nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, NSLĐ của Việt Nam vẫn được cho là thấp. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm: Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011- 2019 tăng bình quân 4,87%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Singapore (1,4%/năm); Malaysia (2%/năm); Thái Lan (3,2%/năm); Indonesia (3,6%/năm); Philippines (4,3%/năm). Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.

Biểu đồ 16: Tỷ lệ Năng suất lao động quốc gia khác so với Việt Nam năm 2011 và 2019

Nguồn [19]

Các chính sách phát triển nguồn lao động của Singapore qua các giai đoạn:

Singapore đưa ra “Chính sách song ngữ”. Từ năm 1966, chính phủ quy định tất cả học sinh ở cấp tiểu học buộc phải học song ngữ (tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ). Ngoài ra, chính phủ cũng khuyến khích và phát động phong trào học thêm ngoại ngữ thứ 3 (như tiếng Nhật, Đức, hoặc Pháp) - đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng, không những góp phần tạo dựng bản sắc quốc gia dân tộc mà còn là chìa khóa để mở cửa vào thế giới phương Tây, đồng thời tạo ra sự bình đẳng, cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm cho mọi người dân Singapore.

Tất cả các học sinh ở cấp trung học lớp trên bắt đầu được đào tạo hướng nghiệp, chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng, khoa học quản lý kinh tế và nghiệp vụ kinh doanh. Tin học trở thành môn học bắt buộc ngay từ cấp trung học. Kiến thức được phân luồng một cách khoa học, người học được đánh giá theo khả năng. Học sinh giỏi, nhân tài sẽ có một chương trình học riêng.

Nhà nước cùng cho thành lập nhiều Viện nghiên cứu chất lượng cao phục vụ phát triển. Chú trọng mở rộng hệ thống các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo năng lực chuyên môn và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, từ cấp Nhà nước đến các ngành và công ty.

Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu

của Singapore. Singapore sử dụng chính sách đột phá chào đón nhân tài ngoại vào bộ máy nhà nước

Mức lương tương xứng với giá trị của chất xám:

- Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này.

- Các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh. Ấy vậy nhưng năm ngoái, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn quyết định tăng lương cho các Bộ trưởng, sao cho mức lương đó phải bằng mức lương của 6 người đứng đầu các ngành nghề trong khối tư nhân. Tạo ra sự yên tâm cho lãnh đạo, một phần chính sách này muốn hạn chế nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trưởng dành hết tâm sức cho công việc quản lý hoạch định chính sách.

Bên cạnh đó thì Chính phủ Singapore luôn chú trọng vào hoạt động đầu tư, trợ cấp giáo dục

- Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Sở dĩ nói như vậy vì những người này tạo ra năng suất vô cùng lớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhưng để có được điều này, Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư của singapore và bài học cho việt nam (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)