Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư của singapore và bài học cho việt nam (Trang 37 - 48)

4. Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư

4.4. Cơ sở hạ tầng

Theo nghiên cứu Mercer Quality of Living (2012) thành phố Singapore có cơ sở hạ tầng tốt nhất thế giới. Nghiên cứu này đánh giá thước đo về khả năng cung cấp điện, nước, mạng lưới giao thông liên lạc, hệ thống giao thông công cộng, tắc nghẽn giao thông và hiệu quả của sân bay

Ông Satish Bakhda, Giám đốc hoạt động tại chuyên gia đăng ký công ty Rikvin của Singapore, nhận xét: “Có một mối tương quan đáng kể giữa cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống. Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản và các dịch vụ công cộng, Singapore tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và người nước ngoài. Đây là 1 trong những điều khiến Singapore trở thành một trong những thành phố hấp dẫn nhất trên thế giới đối với người nước ngoài cũng như các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự thành lập công ty Singapore”

Bộ Giao thông vận tải Singapore đặt mục tiêu xây dựng một hệ thống giao thông tích hợp nhằm tạo ra mạng lưới vận tải liền mạch đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, du khách cũng như hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ...

Với chủ trương kết nối hạ tầng giao thông hiện đại, Singapore đã trở thành một trong số quốc gia phát triển nhất ở châu Á với mức thu nhập bình quân đầu người cao, phúc lợi từ các tiện ích, dịch vụ cuộc sống, và an sinh xã hội được xếp loại cao trên thế giới. Singapore là quốc đảo có hạ tầng giao thông công cộng đô thị cực tốt, người dân có thể lựa chọn các phương tiện công cộng vào phố mà không nhất thiết phải dùng phương tiện cá nhân. Singapore sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng giao thông. Trong quá trình vận hành khai thác cảng biển, Singapore đã chủ động ứng dụng triệt để thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Do đó chất lượng và thời gian thực hiện các dịch vụ của Singapore khó có đối tác sánh kịp. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore luôn chú trọng xây dựng một hệ thống giao thông tích hợp xe buýt - tàu điện ngầm MRT - taxi, như một trong những bước căn bản góp phần tạo ra môi trường thân thiện, thoải mái. Đó cũng là một trong những lý do khiến quốc đảo này trở thành điểm đến lý tưởng và dễ dàng nhất để kinh doanh.

Nhà chức trách đảo quốc sư tử từ lâu đã có nhiều cải tiến giúp người dân tiếp cận giao thông công cộng dễ dàng hơn, ví dụ như xây nhiều thang máy tại các cầu vượt đi bộ trên cao. Đảo quốc Singapore dự kiến sớm có kế hoạch hoàn chỉnh phát triển hạ tầng giao thông công cộng hướng đến người cao tuổi. Một số thay đổi gồm có thêm nhiều chỗ ngồi ở trạm chờ xe buýt và ga xe lửa, xây lối đi có mái che, sàn chống trơn trượt, nhà vệ sinh…

Hạ tầng đường bộ

Để giúp người dân dần từ bỏ được sự lệ thuộc vào phương tiện cá nhân, Singapore đầu tư nhiều cho hạ tầng giao thông công cộng với hệ thống tàu điện ngầm MRT có chiều dài 130km, gồm 84 ga, phục vụ trung bình 2 triệu lượt khách/ngày. Các tuyến đường sắt được phân bố hợp lý nhằm giúp người dân tiết kiệm thời gian đi lại. Các tuyến chính kết nối các khu vực trung tâm thành phố, còn các tuyến vệ tinh kết nối trung tâm với các khu vực bên ngoài. Sắp tới, Singapore dự tính sẽ mở rộng quy mô các tuyến đường sắt ít nhất gấp 2 lần so với hiện tại.

Một chính sách mang tính bước ngoặt trong công cuộc làm giảm sức hấp dẫn của phương tiện cá nhân đó là thu phí tắc đường. Cơ chế buộc người dân chịu trách nhiệm cho tắc nghẽn giao thông được đưa ra vào năm 1975 với hình thức sơ khai là đánh số thu tiền mặt. Đến năm 1998, hệ thống thu phí điện tử ra đời (gọi tắt là ERP) cho phép người dân Singapore trả phí bằng cách quẹt thẻ ngay trong xe. Các chủ xe sẽ phải tự

trang bị máy quẹt mang tên UI và mua thẻ tiền tại các ngân hàng trong thành phố. Khi thẻ hết tiền, họ có thể nạp ở các cây ATM. Mức phí áp dụng hiện tại ở Singapore dao động từ 01 - 2,2 USD. Xe quân sự và xe cấp cứu được miễn phí. Khách du lịch muốn tự lái xe sẽ phải thuê thiết bị UI và mua thẻ. Hệ thống thu phí điện tử hoạt động dựa trên các camera tự động, có khả năng chụp biển số xe. Chủ xe nào không lắp UI hoặc không đủ tiền trong thẻ sẽ bị phạt rất nặng.

Không chỉ làm giảm tình trạng tắc đường, hệ thống thu phí còn mang về cho Chính phủ trung bình 50 triệu USD/năm. Một phần số tiền này được hoàn lại cho các chủ xe để bù vào tiền thuế phương tiện, một phần được sử dụng để nâng cấp hạ tầng giao thông.

Trải qua 30 năm thực hiện, lưu lượng giao thông tại các khu vực thu phí đã giảm từ 18 - 21%, riêng tại khu vực trung tâm thành phố là 10 - 15%. Số lượng xe ra vào các khu vực thu phí trong giờ cao điểm giảm khoảng 25.000 xe/năm. Tốc độ lưu thông trên đường cao tốc tăng 20%. Điều quan trọng nhất mà phí tắc đường làm được chính là thay đổi thói quen di chuyển của người dân, khi 63% người ra vào thành phố sử dụng phương tiện công cộng.

Bên cạnh đó, Singapore cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng hành khách cao tuổi với nhiều cải tiến giúp người dân tiếp cận giao thông công cộng dễ dàng hơn như: Xây nhiều thang máy tại các cầu vượt đi bộ trên cao, đầu tư thêm nhiều chỗ ngồi ở trạm chờ xe buýt và ga tàu điện, sàn chống trơn trượt... Từ nay đến năm 2018, Singapore sẽ bổ sung 200km đường đi bộ có mái che (hiện tại là 46km), giúp người đi bộ có lối đi che mưa nắng trong vòng bán kính 400m tính từ nhà ga tàu điện ngầm gần nhất.

Phát biểu trên Straits Times, bà Josephine Teo - Quốc vụ khanh cao cấp Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông Singapore cho biết, Cục Quản lý Giao thông đường bộ Singapore đã đối thoại với người cao tuổi để hiểu hơn về những khó khăn của họ khi sử dụng phương tiện công cộng.

“Mặc dù khoảng cách không quá xa nhưng khi bạn có tuổi, chân tay yếu dần thì cũng khá mệt. Một số người kiến nghị nên lắp thêm ghế ngồi nghỉ dọc các lối đi và điều này là hoàn toàn hợp lý”, bà Teo khẳng định.

Chính phủ Singapore còn ban hành nhiều biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân và khuyến khích phương tiện công cộng nên ở quốc gia này không có tình trạng xe máy, ô tô đỗ tràn lan trên vỉa hè, lấn chiếm lối đi bộ. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore luôn chú trọng xây dựng một hệ thống giao thông tích hợp xe buýt - tàu điện

thiện, thoải mái. Đó cũng là một trong những lý do khiến quốc đảo này trở thành điểm đến lý tưởng và dễ dàng nhất để kinh doanh.

Hạ tầng cảng biển

Cảng Singapore hiện đang được xếp hạng là cảng biển lớn thứ hai thế giới, với trên 500 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi năm, kết nối với 600 cảng trên toàn cầu và nhận được trung bình 140.000 tàu mỗi năm. Cảng Singapore được Chính phủ triển khai xây dựng và phát triển với kết cấu hạ tầng hiện đại, dựa trên những chính sách đầu tư như sau:

Cảng sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác cảng:

Năm 1997, cảng Singapore đầu tư và lắp đặt hệ thống quản lý điều hành cảng, gồm 4 hệ thống con là CITOS, BOXNET, PORTNET và FAST-CONNECT. CITOS quản lý, bố trí sử dụng hạ tầng, nhân lực ở cảng và điều hành toàn bộ công tác bốc dơ container. BOXNET hỗ trợ các công ty vận tải đường bộ đưa phương tiện đến rút hàng/chở hàng ra khỏi cảng đúng quy định. PORTNET giúp ban quản lý cảng liên hệ với chủ hàng thông qua thông tin điện tử hoạt động 24/7, giúp các chủ hàng tiếp nhận thông tin từ cảng nhanh chóng. FAST - CONNECT giúp tiết kiệm thời gian điều tàu giữa hai lượt kế nhau, giảm từ 8 giờ xuống chỉ còn 2 giờ.

Tập trung huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho hiện đại hóa kết cấu hạ tầng cảng:

Để huy động nguồn vốn đầu tư cho cảng biển, Chính phủ Singapore đã phát hành trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ còn ban hành một chương trình tiết kiệm bắt buộc đối với toàn bộ người lao động Singapore. Khi về hưu, người dân sẽ được xem xét miễn thuế dựa trên những đóng góp trong quá khứ cộng với lãi suất.

Ngoài ra, Singapore còn giảm thuế nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mang về một lượng lớn hàng container trung chuyển từ các quốc gia khác trong khu vực.

Hiện tại, cảng Singapore đang sở hữu 204 cẩu bờ và một số cần cẩu giàn, hơn 200 cần trục nâng hàng trên các bến cảng và nhiều cần trục nâng hàng tại cổng. Singapore cũng đang tiến hành dự án mở rộng cảng với số vốn đầu tư lên tới 2,85 tỷ USD, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2020.

Nhờ những chính sách quản lý hạ tầng cảng bài bản, chất lượng dịch vụ cảng Singapore luôn được đánh giá hàng đầu thế giới với nhiều danh hiệu danh giá như: Công ty hoạt động cảng container tốt nhất toàn cầu trong 9 năm, Cảng container tốt nhất châu Á trong 25 năm, Cảng biển tốt nhất châu Á trong 26 năm qua…

Cơ sở hạ tầng cảng biển

Cảng Sigapore hàng năm nhận được trung bình 140.000 tàu và kết nối với 600 cảng của 130 nước, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế giới. Cảng được trang bị 204 cẩu bờ và một số cần cẩu giàn. Các bến cảng có thể dễ dàng đón và phục vụ các tàu hàng, xà lan, tàu vận tải, các tàu loại RO-RO, tàu sân bay và tàu container. Cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lương với hơn 200 cần trục nâng hàng trên các bến cảng và nhiều cần trục nâng hàng tại cổng. Với gói đầu tư để nâng cấp lên tới 2,85 tỷ đô la Mỹ, một dự án mở rộng nhà ga được tiến hành tại cảng Singapore. Sau khi hoàn thành và sử dụng vào năm 2020, cảng Singapore sẽ bổ sung thêm 15 bến, kỳ vọng đạt được trọng tải lên đến 50 triệu TEUs và độ sâu neo tàu 18m. Với những thành tựu nêu trên, cảng Sigapore đã đạt được rất nhiều danh hiệu, trong đó tiêu biểu: Công ty hoạt động cảng container tốt nhất toàn cầu trong 9 năm, Cảng Container tốt nhất châu Á trong 25 năm, Cảng biển tốt nhất châu Á trong 26 năm qua.

Cảng Singapore sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác cảng, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt. Trong quá trình vận hành khai thác cảng biển, Singapore đã chủ động ứng dụng triệt để thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Năm 1997, cảng Singapore đầu tư và lắp đặt hệ thống thông tin quản lý điều hành cảng. Hệ thống này gồm 4 hệ thống thành phần hỗ trợ nhau được sử dụng để lập kế hoạch bố trí sử dụng cầu tàu, bến bãi, thiết bị, nhân lực và điều hành toàn bộ công tác bốc dơ container. Nhờ có hệ thống này mà các hoạt động tai TT logistics Singapore được thuận tiện và nhanh chóng, giảm thiểu thời gian tiêu tốn tại các khu vực đầu mối chuyển tải container. Bằng việc xây dựng hệ thống này, chất lượng và thời gian thực hiện các dịch vụ của Singapore khó có đối tác nào sánh kịp.

Bên cạnh đó, Singapore có bảy khu thương mại tự do (FTZ), sáu trong số đó dành cho hàng hóa vận chuyển đường biển và một cho đường hàng không. Trong các FTZ, PSA Corporation Ltd cung cấp hơn 2 triệu m2 diện tích kho bãi và hàng loạt tiện nghi và dịch vụ cho hoạt động lưu kho và tái xuất hàng hóa.

So với Singarope, hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tiến độ triển khai xây dựng các công trình giao thông chậm, đặc biệt là xây dựng đường sắt đô thị, đường sắt nội - ngoại ô. Ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên xảy ra; KCHT chật hẹp, phát triển thiếu quy hoạch trong khi vận tải bánh sắt khối lượng lớn triển khai chậm; vận tải công công chủ yếu bằng xe buýt không đáp ứng nhu cầu đi lại, phương tiện cá nhân phát

Hạ tầng cảng biển, bến bãi:chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, tỷ lệ cơ giới hoá bốc xếp thấp, hệ thống giao thông nối cảng sông với các phương thức vận tải khác kém. Mạng kỹ thuật hạ tầng sau cảng (điện, nước, đường giao thông sắt bộ noois với mạng quốc gia …) chưa đồng bộ với quy mô và thời điểm đưa cảng vào vận hành khai thác. Hầu hết các cảng chính đều nằm sâu phía trong sông, lại gần các trung tâm đô thị nên rất khó cải tạo luồng nâng cấp và đường giao thông kết nối cảng. Hệ thống hạ tầng phục vụ logistics yếu kém cả về năng lực vận tải và khả năng kết nối hệ thống cũng như kết nối giữa các phương thức vận tải.

Hạ tầng dưới lòng đất

Chuyên gia Abhineet Kaul tại công ty tư vấn Frost & Sullivan nhận định: "Singapore cần cân nhắc những biện pháp đưa các cơ sở hạ tầng quan trọng xuống dưới lòng đất. Hiện nhu cầu sử dụng đất cho mục đích công nghiệp, thương mại, sinh sống trên mặt đất tại Singapore đang ngày càng gia tăng."

Theo một bản dự thảo được công bố hồi tháng 3, giới chức Singapore muốn hạ ngầm các hệ thống giao thông, kho bãi và cơ sở công nghiệp để tăng quỹ đất trên mặt đất. Tuy nhiên, vẫn chưa có kế hoạch nào về việc xây nhà ở dưới lòng đất.

Viễn thông

Cơ sở hạ tầng viễn thông của Singapore trải dài toàn bộ thành phố . Mức độ phát triển của nó là cao, với khả năng tiếp cận gần với cơ sở hạ tầng từ gần như tất cả các khu vực sinh sống của hòn đảo và cho tất cả người dân, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ. Ngày nay, đất nước này được coi là một trung tâm viễn thông quốc tế, một thành tựu được thúc đẩy bởi quan điểm của Singapore rằng viễn thông chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của nước này.

Sau các sáng kiến ​ ​ cải cách, ngành công nghiệp viễn thông Singapore trở nên tinh gọn và được chỉ đạo phần lớn bởi chính phủ, vốn coi chính sách đó là then chốt trong việc định hình các sở thích của xã hội và trong việc định hướng nền kinh tế của nhà nước. Khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông cũng rất quan trọng khi được tiếp cận từ góc độ rằng tính hợp pháp của Singapore với tư cách là một nhà nước phụ thuộc vào khả năng mang lại mức sống cao cho người dân. Do đó, bắt đầu từ những năm 1970, nhà nước đã theo đuổi chiến lược ba giai đoạn theo định hướng phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đẳng cấp thế giới có khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thông chất lượng cao.

Giai đoạn đầu liên quan đến việc mở rộng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và xã hội (ví dụ như nâng cao dịch vụ, giảm danh sách chờ kết nối điện thoại).

Giai đoạn thứ hai liên quan đến việc tích hợp viễn thông vào chiến lược chung của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính và du lịch với mục tiêu khai thác viễn thông để đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho Singapore. Ban Máy tính Quốc gia được thành lập trong thời kỳ này với mục đích phát triển và áp dụng các ứng dụng CNTT. Năm 1986, cơ quan này ban hành Kế hoạch Công nghệ Thông tin Quốc gia toàn diện của Singapore (NITP).

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư của singapore và bài học cho việt nam (Trang 37 - 48)