Chương này đã trình bày đường cong ứng suất-biến dạng của thép bản dùng trong chế
tạo cấu kiện thép tạo hình nguội, cũng như giới thiệu hai phương pháp tạo hình nguội bao gồm cuốn tạo hình và dập tạo hình. Ảnh hưởng của quá trình tạo hình nguội này đến giới hạn chảy cũng nhưứng suất dư trong thép cũng được phân tích kỹ càng. Các phương pháp tính cho kết cấu thép tạo hình nguội cũng được giới thiệu sơ bộđể cho người đọc có cái nhìn tổng quan. Cuối cùng, các cấu kiện thép tạo hình nguội sản xuất trong thực tế cũng được đưa ra để thấy rõ về mặt cấu tạo cũng nhưứng dụng với hai loại phổ biến nhất là chữ C và chữ Z. Bên cạnh các tiết diện chữ C và chữ Z truyền thống, các tiết diện mới SupaC và SupaZ cũng được trình bày về cấu tạo cũng như các ưu điểm so với các dạng truyền thống. Ưu điểm về chịu lực của tiết diện mới này sẽđược chứng tỏ thông qua việc xác định khả năng chịu lực của tiết diện SupaC so với tiết diện chữ C truyền thống, được trình bày trong Chương 3 của báo cáo.
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN CHO KẾT CẤU THÉP TẠO HÌNH NGUỘI
2.1. Giới thiệu chung
Chương này trình bày lý thuyết chung vềổn định của thép tạo hình nguội, bao gồm các vấn đề cơ bản của mất ổn định như mất ổn định cục bộ, mất ổn định méo và mất ổn định tổng thể. Nó là nền tảng cho việc xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế. Đồng thời, phương pháp tính toán trong thiết kế kết cấu thép thanh thành mỏng cũng được giới thiệu, gồm có phương pháp bề rộng hiệu dụng (EWM), phương pháp cường độ trực tiếp (DSM) và phương pháp cường độ liên tục (CSM). Phần mềm THIN-WALL-2 [5] sau đó được giới thiệu để phục vụ cho thiết kế cấu kiện thép tạo hình nguội theo phương pháp DSM theo quy trình được quy định trong tiêu chuẩn AS/NZS 4600-2018 [3].