Trái phiếu CP, công trái 2 895 70 03 834 81 06 231 41 08 108

Một phần của tài liệu Đề tài " tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán " ppsx (Trang 37 - 42)

c Khác 250 000 250 000 564 545 1 842 628

( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Trái phiếu đặc biệt là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 20 năm, lãi suất 3,3%/năm, điều đặc biệt ở chỗ các NHTM được phép tính trái phiếu đặc biệt này vào vốn tự có của Ngân hàng khi tính hệ số an toàn vốn. Thực tế đây là giải pháp tình thế của Nhà nước nhằm giúp các NHTM quốc doanh cải thiện tình hình tài chính của mình vì thực tế theo chuẩn mực quốc tế thì hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM phải đạt là 8%, trong khi đó 04 NHTM quốc doanh lớn của Việt Nam đều không đạt được tới ngưỡng 8%.

Trái phiếu khác đến cuối năm 2006, NHCT VN có số dư là 1.843 tỷ đồng, tăng gấp 3,26 lần so với năm 2005. Sở dĩ có sự tăng trưởng lớn như vậy vì trong năm 2006 NHCT VN bắt đầu đầu tư vào Trái phiếu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, với số dưđến cuối năm là trên 600 tỷ đồng và trái phiếu đô thị TP Hồ Chí Minh với số dư trên 600 tỷ đồng. Ngoài ra còn có trái phiếu của một số tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và trái phiếu xây dựng thủ đô...

Trái phiếu Chính phủ và công trái đến 31/12/2006 có số dư là 8.108 tỷ đồng, trong đó số dư công trái giáo dục là gần 693 tỷ đồng. Trái phiếu Chính phủ và công trái chiếm 66,73% trên tổng dư trái phiếu. Từ năm 2004 đến năm 2006 số tăng tuyệt đối qua các năm đã không ngừng tăng mạnh. Năm 2006, trái phiếu chính phủ và công trái đã tăng một lượng là 2.837 tỷ đồng, trong năm 2005 đã tăng được 1.835,7 tỷ đồng, năm 2004 tăng được 939 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của năm 2006 có thấp hơn một chút so với năm 2005, năm 2004 là 32,43%, năm 2005 là 47,87% và năm 2006 là 42,99%.

Biểu đồ 2.4.Cơ cấu trái phiếu đầu tư 31/12/2006

( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Tính thanh khoản của trái phiếu không bằng tín phiếu, song đầu tư vào trái phiếu mang lại hiệu quả cao hơn, lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm trong năm 2006 trong khoảng từ 8,45%-9,00%. Đối với trái phiếu xây dựng thủ đô hoặc trái phiếu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh kỳ hạn 5 năm có những thời điểm cao hơn 9,00%/năm. Trái phiếu của một số doanh nghiệp lên đến trên 9,5%/năm. Hơn nữa đối với hình thức bảo lãnh phát hành trái phiếu, NHCT VN còn thu được một lượng phí bảo lãnh tương đương 0,15% trên giá trị bảo lãnh phát hành.

Các trái phiếu có thể mua bán, chuyển nhượng tự do trên thị trường, song hoạt động này đến năm 2006 mới bắt đầu được triển khai, còn các năm trước trái phiếu được mua vào đều được giữ đến hạn.Việc mua bán trái phiếu chủ yếu thực hiện đối với trái phiếu Chính Phủ.

Bảng 2.4. Doanh số mua bán, trái phiếu Chính phủ

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Doanh số mua vào Doanh số Bán ra/đến hạn Số dư cuối năm

Năm 2003 1 341 800 50 000 2 702 700

Năm 2004 1 578 110 639 000 3 641 810

Năm 2005 1 896 600 560 900 4 977 510

Năm 2006 3 247 600 1 110 000 7 415 110

( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Trong doanh số bán ra, đến hạn của các năm 2003,2004,2005 thì tất cả doanh số trong bảng là doanh số trái phiếu đến hạn, NHCT VN chưa thực hiện việc mua trái phiếu và bán lại trước khi đến hạn. Từ tháng 10/2006, NHCT VN bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh trái phiếu để hưởng chênh lệch, trong doanh số mua vào,

Trái phiếu CP, công trái Trái phiếu đặc biệt

doanh số bán ra và đến hạn của năm 2006 có 300 tỷ đồng trái phiếu được mua vào và sau đó bán lại ngay cho các đối tác khác để hưởng chênh lệch giá.

Đến nay NHCT VN đã chú trọng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh trái phiếu, việc kinh doanh này được giao cho các cán bộ chuyên trách, hàng ngày có yết giá mua bán của một số loại chứng khoán trên mạng Reuters. Việc yết giá mua bán trái phiếu đã được xây dựng thành quy trình cụ thể, trong đó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cán bộ có liên quan và quy trình nghiệp vụ để tránh những sai sót và đồng thời cũng nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh trái phiếu. Tuy nhiên, số lượng khách hàng tham gia mua bán trái phiếu còn rất hạn chế.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, mua bán đứt trái phiếu, NHCT cũng triển khai hoạt động mua bán có kỳ hạn trái phiếu, song việc mua bán này cũng gặp một số khó khăn, do hiện nay quy định đối với các trái phiếu được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh hoặc sàn giao dịch Hà Nội thì các bên tham gia phải đặt lệnh mua bán qua Công ty Chứng khoán, điều này làm phát sinh một khoản phí giao dịch có giá trị 0,3% -0,4% tính trên giá trị trái phiếu giao dịch, điều này làm tăng chi phí vốn đối với bên mua và làm giảm lợi nhuận đối với bên bán, do vậy cũng hạn chế hoạt động mua bán có kỳ hạn trái phiếu. Hoạt động này bắt đầu được triển khai vào đầu năm 2006, đạt doanh số khá lớn là 3.531 tỷ đồng, có khả năng phát triển tốt trong tương lai.

2.2.3.2. Chứng khoán vốn

Chứng khoán vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản, cũng như trong tổng dư đầu tư chứng khoán của NHCT VN.

Đến 31/12/2007, số lượng doanh nghiệp mà NHCTVN tham gia mua cổ phần là 3 doanh nghiệp, trong đó có một doanh nghiệp được NHCT VN mới tham gia từ năm 2004 là Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam với số vốn cổ phần là 15 tỷ đồng trên vốn điều lệ 94,5 tỷ đồng.

Mặc dù xét về số dưđầu tư vào cổ phần đã tăng liên tục qua các năm tính cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trên tổng tài sản song có thể thấy quy mô của việc đầu tư

vào cổ phần còn quá nhỏ bé. Đến 31/12/2007 số dưđầu tư mua cổ phần của NHCT VN đạt 59,8 tỷ đồng.

Tính theo tỷ trọng trên tổng tài sản và trên tổng vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của NHCT VN thì số vốn mua cổ phần chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2007 là năm đạt tỷ trọng lớn nhất song chỉ chiếm 0,04% trên tổng tài sản và 1,62% trên vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Bảng 2.5. Chứng khoán vốn

Đơn vị : Triệu đồng

STT Đơn vị 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

1 NHTMCP Sài Gòn Công thương 17 800 17 800 23 674 39 772 2 NHTM CP Gia Định 2 000 2 000 2 000 5 059 3 Công ty CP Chuyển mạch tài chính QGVN 15000 15 000 15 000

Tổng số 19 800 34 800 40 674 59 831

( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

NHCT VN là một trong các cổ đông lớn của các doanh nghiệp trên với tỷ lệ cổ phần của NHCT VN cho phép người đại diện vốn của NHCT VN tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. Cụ thể tỷ lệ vốn cổ phần của NHCT trong doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2006 như sau :

Bảng 2.6. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của NHCT Đơn vị : triệu đồng, % STT Chỉ tiêu Vốn cổ phần của NHCT Vốn điều lệ của DN Tỷ lệ vốn CP NHCT VN nắm giữ

1 NHTMCP Sài Gòn Công thương 39 772 700 000 5,68%

2 NHTM CP Gia Định 5 059 100 000 5,00%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCT VN)

Tại NHTM CP Sài Gòn Công thương, người đại diện phần vốn góp của NHCT VN hiện đang giữ chức uỷ viên Hội đồng Quản trị. Trước năm 2003, người đại diện của NHCT VN được giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của NHTM CP Sài Gòn Công thương, song do trong năm 2003 và 2004 NHCT VN không tham gia mua thêm cổ phần theo tỷ lệ sở hữu của cổ đông hiện hữu khi NHTM CP Sài Gòn Công thương phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ nên tỷ lệ sở hữu của NHCT VN đã giảm xuống, trong khi đó tỷ lệ sở hữu vốn của một số đối tác khác lại tăng lên. Hơn nữa, do cổ đông lớn của NHTM CP Sài Gòn Công thương là Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh có một số thay đổi trong việc đề cử nhân sự vào tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng nên Người đại diện của NHCT VN chỉ giữ chức là Ủy viên Hội đồng quản trị.

Người đại diện của NHCT VN tại NHTMCP Gia Định giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị của NHTM CP Gia Định.

Người đại diện phần vốn của NHCT VN tại Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam giữ chức Phó Tổng giám đốc, đây là cán bộ làm việc chuyên trách, ngoài ra NHCT VN còn có một cán bộ là Uỷ viên Hội đồng Quản trị và một cán bộ là Kế toán trưởng của Công ty.

• Hiệu quả của việc đầu tư vào cổ phiếu

Trong số 3 doanh nghiệp mà NHCT VN mua cổ phần chỉ có Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương là hoạt động có hiệu quả tốt và chia cổ tức đều đặn hàng năm. Tỷ lệ chia cổ tức của NHTM CP Sài Gòn Công thương năm 2003 là 13%, năm 2004 là 14%, năm 2005 là 15% và năm 2006 đặt ra kế hoạch là 15%.

Ngân hàng TMCP Gia Định, mặc dù đến nay đã bù đắp được lỗ luỹ kế từ các năm trước do hậu quả của vụ án Thái Kim Liêng, song đây vẫn là một ngân hàng rất nhỏ so với các NHTM CP của Việt Nam hiện nay về quy mô hoạt động, mạng lưới,

cũng như Vốn chủ sở hữu. Và kể từ khi NHCT VN tham gia góp vốn năm 1994 đến nay, NHCT VN chưa được nhận bất cứ khoản lợi nào từ việc góp vốn.

Đối với Công ty Cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam, mặc dù đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2004, song cho đến nay Công ty vẫn chưa triển khai được việc cung cấp dịch vụ kết nối thẻ giữa các thành viên, do đó Công ty chưa có thu nhập từ hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ. Doanh thu của Công ty đều từ hoạt động tài chính, bởi vì với số vốn điều lệ 94,5 tỷ đồng, Công ty sử dụng để gửi có kỳ hạn tại các Ngân hàng hoặc mua trái phiếu Chính phủ, khoản thu này cũng chỉ đủ để bù đắp chi phí quản lý doanh nghiệp. Sang năm 2007, sau khi hệ thống chuyển mạch đi vào hoạt động, Công ty sẽ có được nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ và hy vọng kết quả kinh doanh của Công ty sẽ ổn định và tăng trưởng từ đó các Cổ đông có cơ hội nhận được cổ tức hàng năm.

Tuy nhiên, khi đầu tư vào cổ phiếu, ngoài cổ tức ra, nhà đầu tư kỳ vọng có được chênh lệch giá. Hiện nay giá thị trường của cổ phiếu của NHTM CP Sài Gòn Công thương đã tăng gấp 12 lần mệnh giá, giá thị trường của cổ phiếu của NHTM CP Gia Định gấp 8 lần mệnh giá. Như vậy nếu NHCT VN có nhu cầu bán số cổ phần của mình đang nắm giữ sẽ thu được một khoản chênh lệch giá khá lớn.

Đứng trước thực trạng hoạt động của các đơn vị mua cổ phần, NHCT VN đã quyết định sẽ làm các thủ tục cần thiết để chuyển nhượng cổ phần của mình tại NHTM CP Gia Định.

Bảng 2.7. Cơ cấu của đầu tư chứng khoán

Đơn vị: triệu đồng, %

STT Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Một phần của tài liệu Đề tài " tăng cường hoạt động đầu tư của ngân hàng công thương Việt Nam trên thị trường chứng khoán " ppsx (Trang 37 - 42)