Kiêm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐEN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHAN VIỆT NAM (Trang 61)

Dựa trên việc phân tích kết quả nghiên cứu ở Chương 4, thì tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ DPRRTD tác động nghịch chiều đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho rằng rủi ro tín dụng và nợ xấu cao có thê tác động một cách tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng nếu như chất lượng tài sản tốt (Heffernan and

Fu, 2008). Theo đó nếu ngân hàng muốn đạt mức lợi nhuận cao thì đồng thời phải chấp nhận đối mặt với rủi ro cao trong việc tăng trưởng tín dụng, nhưng đê đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng thì chất lượng tài sản đảm bảo phải tốt, đáp ứng được nhu cầu thanh khoản bằng quy trình thẩm định chặt chẽ, không sai sót đê hạn chế thất thoát ở mức thấp nhất cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá rủi ro khách quan từ phía khách hàng cũng mang một y nghĩa quan trọng trong việc hạn chế nợ xấu trong tương lai cho ngân hàng. Thực trạng của 3 NHTMCP Việt Nam như Oceanbank, CBBank và GPBank bị NHNN mua lại với giá 0 đồng phần nào cũng phản ánh được nguyên nhân của rủi ro tín dụng do quy trình thẩm định không chặt chẽ thêm vào đó việc tham nhũng hòng trục lợi cá nhân của các lanh đạo ngân hàng đa dẫn đến vi phạm trong quản ly kinh tế gây nhiều hệ luỵ xấu cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Vì vậy, khuyến nghị tập trung đề xuất những giải pháp cơ bản đê cải thiện chất lượng của việc thẩm định tài sản đảm bảo, một quy trình quan trọng trong việc giảm thiêu rủi ro cho ngân hàng; từ đó góp phần hạn chế khả năng nợ xấu tăng thêm nhằm mục tiêu bảo vệ lợi nhuận cho các NHTMCP tại Việt Nam. Các ngân hàng thương mại có thê thực hiện một số gợi y như sau:

Thứ nhất, trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, việc ban hành các văn bản pháp ly nội bộ về định giá tài sản đảm bảo được xây dựng trên các quy định chung của NHNN là một công việc quan trọng nhằm điều chỉnh các thủ tục thẩm định cần thiết cho phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng thương mại, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định chung. Tuy nhiên, việc đánh giá chính xác giá trị thị trường của tài sản đảm bảo là rất phức tạp và khó khăn do còn tồn đọng các yếu tố định tính, yếu tố phi giá và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản của tài sản trong việc xử ly phát mai tài sản, đặc biệt là bất động sản như tranh chấp, thừa kế, đồn đoán sai sự thật về tài sản…Do đó, phát sinh trường hợp sai lệch trong công tác định giá tài sản đảm bảo hoặc mô tả không chính xác và cụ thê thực trạng của tài sản đảm bảo nhằm nâng khống giá trị của tài sản đảm bảo đê hợp thức hoá hạn mức tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng hòng trục lợi cá nhân. Điều này là cực kỳ rủi ro và gây nguy hiêm cho ngân hàng, là một trong những nguyên nhân chính dẫn

đến khả năng tăng thêm các khoản nợ xấu mới và gây khó khăn trong việc xử ly các khoản nợ xấu đang tồn đọng vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy đê cải thiện chất lượng của quy trình thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng của ngân hàng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác định giá tài sản đảm bảo đồng thời giữ vững được đạo đức nghề nghiệp đê đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ và theo đúng quy trình cấp tín dụng được đề ra. Cán bộ thẩm định của ngân hàng cần phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp quy của NHNN trong việc cấp tín dụng, nắm bắt sát sao thực tế đê kịp thời cập nhật những thông tin về tài sản đảm bảo, xuống trực tiếp vị trí toạ lạc của tài sản đảm bảo đê đánh giá, tìm hiêu thêm những thông tin về quy hoạch địa chính tại địa phương và thu thập các thông tin phi chính thức từ cư dân ở khu vực đó như những lời đồn đoán bất lợi, tranh chấp trong thừa kế của bất động sản được làm tài sản đảm bảo nhằm tránh những tổn thất cho ngân hàng về sau.

Thứ hai, các ngân hàng cần phải đánh giá sát thực trạng nợ xấu đang diễn ra tại ngân hàng, rà soát và theo dõi từng khoản tín dụng mà ngân hàng đa cấp cho khách hàng đê kịp thời cập nhật thực trạng khách hàng và phân loại nợ một cách chính xác. Sau khi đa phân loại các nhóm nợ, các ngân hàng cần có biện pháp hiệu quả đê kiêm soát rủi ro tín dụng nhằm hạn chế tổn thất xảy ra cho ngân hàng. Cụ thê như là: (i) Thực hiện trích lập DPRRTD kịp thời với thực trạng các nhóm nợ 3,4 và 5 theo phân loại; (ii) Đẩy mạnh rà soát và thẩm định lại giá trị thị trường của tài sản đảm bảo, đánh giá được giá trị mà ngân hàng có thê thu hồi trong trường hợp thực hiện phát mai tài sản của khách hàng đê thu hồi nợ; (iii) Tiến hành bán các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo cho VAMC; là các biện pháp giúp cho ngân hàng có thê giải quyết được vấn đề nợ xấu đang tăng cao ngoài tầm kiêm soát như hiện nay. Đối với trường hợp, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá nhân đang có dấu hiệu phục hồi và có y muốn thực hiện nghĩa vụ nợ khi có thê, ngân hàng có thê thực hiện các giải pháp như cơ cấu lại nợ, gia hạn thời gian của nợ hoặc miễn giảm lai cho các khách hàng đó. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp nhằm giảm mức độ tổn thất xảy ra cho ngân hàng đối với những khoản tín dụng đa cấp và đa xảy ra rủi ro rồi. Vì thế, đê giải quyết vấn đề từ gốc rễ các ngân hàng cần có những biện pháp đê đưa ra quyết định cấp tín dụng

chính xác cho những khách hàng tốt, những khách hàng có khả năng trả nợ cao và mục đích, phương án vay vốn của họ có triên vọng tốt ngay từ đầu đê có thê hạn chế sai lầm ở mức tối đa trường trường hợp lựa chọn khách hàng xấu.

Thứ ba, ngân hàng cần xây dựng và nâng cấp hệ thống thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại hơn đê phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư như: (i) Nâng cấp và ngày càng hoàn thiện các chương trình, phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản đảm bảo (Chương trình quản ly tín dụng, hệ thống đánh giá và chấm điêm khách hàng tự động, chương trình quản ly các mẫu văn bản); (ii) Trang bị hệ thống máy tính với công nghệ hiện đại và độ bảo mật thông tin cao, với hệ thống đường truyền Internet nhanh và mỗi chi nhánh cần có Phòng công nghệ – thông tin đê có thê giải quyết những vấn đề liên quan trong trường hợp cấp bách; (iii) Áp dụng công nghệ học máy (Machine Learning) đê quản ly những rủi ro tốt hơn, các ngân hàng ở các nước phát triên đang áp dụng công nghệ này trong nghiệp vụ bảo lanh tín dụng, giám sát và phát hiện gian lận trong thẻ tín dụng, giúp các ngân hàng nâng cao năng suất hoạt động thông qua việc tự động đánh giá các số liệu thực tế của khách hàng về mức độ hiệu quả của các dự án, tối ưu hoá quản trị rủi ro, phân tích và đề xuất quy trình giải quyết các rủi ro phát sinh dựa trên những trường hợp thực tế hay dễ dàng theo dõi hoạt động kinh doanh của từng cơ sở.

Ngoài ra, NHNN Việt Nam cần ban hành các chính sách kịp thời đê hạn chế việc tăng trưởng tín dụng nhanh chóng ở các NHTMCP nhằm giảm thiêu rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng. NHNN nên kiêm soát chặt chẽ hạn mức tăng trưởng tín dụng ở các NHTM đang có tỷ lệ nợ xấu cao đê tạo áp lực khiến cho các ngân hàng nhanh chóng xử ly nợ xấu còn tồn đọng và tiến hành các hình thức phát mai tài sản đảm bảo cũng như là thu hồi lại vốn cho vay đê bổ sung vào hạn mức dư nợ tín dụng và có thê tiếp tục hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng; đối với các nhà quản trị ở các NHTM cũng có thê áp dụng chính sách hạn chế hạn mức tăng trưởng tín dụng lên các chi nhánh ngân hàng đang có tình hình hoạt động kinh doanh không ổn định và tỷ lệ nợ xấu cao nhằm mục tiêu giảm rủi ro tín dụng và cải thiện lợi nhuận.

5.2.2. Tăng cường kha năng thanh khoan

Theo kết quả nghiên cứu được phân tích ở chương 4, yếu tố tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng có tác động mạnh và có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng. Hay nói cách khác, việc ngân hàng tăng khả năng nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao sẽ góp phần cải thiện lợi nhuận của họ. Vì vậy, đối với các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới tăng cường và linh hoạt hơn trong điều chỉnh và nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao nhằm nâng cao lợi nhuận. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn như hiện nay, nếu ngân hàng có khả năng thanh khoản thấp thì sẽ khó khăn trong việc vay vốn từ nguồn bên ngoài và nếu vay được thì ngân hàng sẽ phải trả chi phí vay vốn rất cao đê có thê đủ bù đắp cho lượng thanh khoản vốn đang thiếu hụt. Do vậy, việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản nhanh đủ lớn đê đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản cấp bách từ phía khách hàng và đủ khả năng đối phó được với những thay đổi liên tục của chính sách tiền tệ trong thời gian gần đây là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, tài sản có tính thanh khoản nhanh thường đem lại mức sinh lời thấp, việc nắm giữ quá mức cần thiết lượng tài sản này có thê khiến ngân hàng đánh đổi chi phí cơ hội, đánh mất đi cơ hội sinh lời từ các loại tài sản khác có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn mà ngân hàng có thê nhận được trong khi khả năng thanh khoản của ngân hàng vẫn được đảm bảo. Vì vậy, việc tăng cường cũng như nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản nhanh như tiền và các khoản tương đương cần phải có kế hoạch điều chỉnh linh hoạt phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như là tình hình thay đổi của chu kỳ kinh tế. Khó khăn trong việc tăng cường và cơ cấu loại tài sản này là do phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà quản trị, khả năng dự đoán tình hình kinh tế và đặc điêm hoạt động riêng biệt của bản thân từng ngân hàng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xây dựng hệ thống lưu chuyên vốn nội bộ một cách phù hợp, tức là ngoài việc tính toán chi phí và lợi nhuận cho công tác mở phòng giao dịch hay chi nhánh mới còn cần phải tính đến việc lưu chuyên vốn giữa phòng giao dịch với chi nhánh, giữa chi nhánh với hội sở chính cần phải linh hoạt như thế nào đê đảm bảo khả năng thanh khoản tối ưu cho cả hệ thống với chi phí tối thiêu.

Ngoài ra, ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin báo cáo một cách khoa học, nhằm đảm bảo tính trung thực, chính xác về tình hình cung cầu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, cũng như là trên thị trường tài chính. Trên cơ sở đó, đánh giá và phân tích rủi ro thị trường gắn với rủi ro thanh khoản hằng ngày trong công tác quản trị và hoạch định chiến lược đê đề ra các kế hoạch tăng cường thanh khoản có tính khả thi và hiệu quả cao hơn. Theo ly thuyết, rủi ro thị trường là thay đổi về giá trị thị trường của các khoản nợ và tài sản, gây ảnh hưởng đến thu nhập và nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Dạng rủi ro thị trường điên hình nhất của các ngân hàng thương mại là rủi ro lai suất, thay đổi đột ngột về lai suất gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó việc quản ly và đánh giá rủi ro thị trường cũng là một thử thách khó khăn đối với nhà quản trị ngân hàng.

5.2.3. Hạn chế nguồn tiền gửi tiết kiệm đồng thời tăng nguồn tiền gửi thanh toán

Kết quả nghiên cứu đa cho thấy rằng tỷ lệ tiền gửi khách hàng có tác động nghịch chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Điều này phù hợp với quan điêm của Mustafa (2012) cho rằng khi ngân hàng tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm có thê bằng hình thức đưa ra mức lai suất hấp dẫn hơn sẽ làm cho ngân hàng tốn thêm nhiều chi phí, điều đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm đáng kê. Cho nên việc cắt giảm hợp ly mức chi phí này có thê giúp cho ngân hàng cải thiện được lợi nhuận của mình.

Đầu tiên, các ngân hàng cần phải có lai suất tiết kiệm phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của mình, không nên vì cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống thu hút khách hàng gửi tiền huy động bằng hình thức đưa ra lai suất tiết kiệm cao hơn so với mặt bằng chung. Nhà quản trị cần phải xem xét tình hình tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng mình so với tình hình huy động có khả quan hơn không, vì nếu hoạt động cấp tín dụng không hiệu quả, dư nợ tín dụng thấp hơn tổng vốn huy động thì ngân hàng đó đang phải gánh một chi phí khá lớn trong việc trả lai suất tiết kiệm cho khách hàng. Điều này có thê làm giảm đáng kê mức lợi nhuận

của ngân hàng, đồng thời có thê gây ra những rủi ro về thanh khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cần tiết giảm tối đa nguồn vốn huy động với chi phí cao như phát hành trái phiếu. Các ngân hàng có thê cạnh tranh thu hút tiền gửi thông qua các hình thức khác như có những chính sách ưu đai cho khách hàng huy động, ưu đai các dịch vụ bán chéo cho khách hàng, tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm mục tiêu giữ sự gắn bó của khách hàng hiện hữu và tìm kiếm thêm khách hàng mới. Ngoài ra, đê bù đắp cho chi phí lai suất tiết kiệm, các ngân hàng có thê thực hiện biện pháp giảm chi phí huy động vốn. Ngân hàng cần nâng cao hiện đại hoá công nghệ, các sản phẩm – dịch vụ và tiện ích ngân hàng hiện đại dựa trên các công nghệ kỹ thuật tiên tiến đê thu hút được vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh tế một cách hiệu quả hơn. Sự phát triên trong lĩnh vực công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 giúp phát triên các chương trình tự động hoá trong các giao dịch liên quan đến tiền gửi như tạo sổ tiết kiệm, đáo hạn hay rút sổ tiết kiệm trực tuyến, qua đó ngân hàng có thê cắt giảm chi phí về nhân sự đồng nghĩa với giảm đội ngũ nhân lực thực hiện và tạo lòng tin hơn cho khách hàng vì sự an toàn và tính nhanh chóng của công nghệ này.

Thứ hai, các ngân hàng cần tăng nguồn tiền gửi thanh toán vì đây là nguồn tiền có chi phí thấp, do đó có thê làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng trong khi vẫn đảm bảo nguồn vốn kinh doanh từ tiền gửi khách hàng. Ngân hàng cần có những chính sách ưu đai khuyến khích khách hàng ưu tiên sử dụng tiền từ tài khoản ngân hàng và không sử dụng tiền mặt trong thanh toán bằng cách hợp tác với những công ty Fintech tạo ra những ví điện tử riêng cho ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng nên đẩy mạnh liên kết với những ví điện tử như Moca, Momo, Zalo Pay, Air Pay (những ví điện tử đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay vì tính

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐEN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHAN VIỆT NAM (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w