3.2.3.1. Biến quy mô tông tài san – SIZE
Dựa trên tổng tài sản của một ngân hàng sẽ xác định được vị thế về quy mô của ngân hàng đó. Đối với ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn thường có thê đảm bảo tài chính cho hoạt động của họ tốt hơn với chi phí ít hơn so với các đối thủ cạnh tranh (Constantinos Alexiou – 2009). Các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hoá đầu tư hơn, có thê duy trì hoặc thậm chí tăng lợi nhuận trong khi giảm thiêu được rủi ro và ngược lại. Theo các giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa quy mô tổng tài sản và lợi nhuận của ngân hàng.
SIZE = LOG(Tổng tài sản bình quân)
Giả thuyết 3: Quy mô tổng tài sản tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam
3.2.3.2. Biến ty lệ thanh khoan – LQR
LQR là khả năng thanh khoản của ngân hàng đảm bảo rằng có thê đáp ứng các nhu cầu cần thiết của khách hàng một cách nhanh chóng như rút tiền gửi, giải ngân các khoản tín dụng và vốn yêu cầu cho các mục đích hoạt động ngay cả trong các điều kiện bất lợi. Đê đảm bảo khả năng thanh khoản tốt trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cần thiết phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định hoặc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao đê có thê chuyên đổi nhanh chóng thành tiền. Ngân hàng có khả năng thanh khoản cao có thê đáp ứng được các nhu cầu cấp bách và tránh được vấn đề thiếu hụt tiền mặt tạm thời dẫn đến mất uy tín của ngân hàng, thậm chí là khả năng cao gây vỡ nợ. Đồng thời, đê đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, NHNN cũng đa ban hành các quy định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thừa trong hệ thống ngân hàng.
Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.
LQR = Tiền và khoản tương đương tiền Tổng tài sản bình quân
Giả thuyết 4: Tỷ lệ thanh khoản tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam
3.2.3.3. Biến ty lệ tiền gửi khách hàng – DEPTA
DEPTA cũng được xem như là một thước đo về khả năng thanh khoản của ngân hàng nhưng nó lại là một khoản nợ được hạch toán trên bảng cân đối kế toán (Mustafa – 2012). Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn chính của ngân hàng, nguồn vốn nhàn rỗi này thông qua ngân hàng làm trung gian được luân chuyên đến những người có nhu cầu vốn thành những khoản vay. Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản cao cho thấy ngân hàng đang có nhiều nguồn vốn đê kinh doanh từ khoản tiền gửi tiết kiệm, nhưng đồng thời có thê cho thấy ngân hàng đó đang phải trả mức lai suất cao đê thu hút nguồn tiền nhàn rỗi này, do đó nó có thê làm tăng chi phí hoạt động và làm giảm lợi nhuận thu được của ngân hàng.
Theo giả thuyết, tồn tại tương quan nghịch chiều giữa tỷ lệ tiền gửi khách hàng và lợi nhuận của ngân hàng.
DEPTA = Tiền gửi khách hàng Tổng tài sản bình quân
Giả thuyết 5: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng tác động nghịch chiều với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình
Biến phụ thuộc Mô ta Công thức Ky vỌng
anh hưởng
ROA Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
bình quân
Biến độc lập
PCL Tỷ lệ dự phòng rủi
ro tín dụng
DPRRTD/Tổng dư
nợ cho vay bình quân -
NPL Tỷ lệ nợ xấu
Tổng nợ nhóm 3, 4, 5 /Tổng dư nợ cho vay
bình quân
-
SIZE Quy mô tổng tài
sản Ln(Tổng tài sản) +
LQR Tỷ lệ thanh khoản
Tiền và các khoản tương đương tiền/Tổng tài sản bình
quân
+
DEPTA Tỷ lệ tiền gửi
khách hàng
Tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản
bình quân